Giáo trình

CHỮ VN SONG SONG 4.0

Tốc ký chữ Việt không dấu thời công nghệ số

 

Kiều Trường Lâm & Trần Tư Bình

 

MỤC LỤC

                 I.          Giới thiệu

               II.          Công thức Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0)

             III.          8 bài tốc ký chữ Việt trong 90 phút

            IV.          So sánh vài ví dụ giữa Chữ Quốc Ngữ, CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex

              V.          Vài bảng tóm tắt CVNSS4.0 do độc giả soạn

            VI.          Lời cuối

 

PHỤ LỤC: gồm các bài đọc thêm chỉ có tính tham khảo

A.    CVNSS4.0 góp được gì vào xây dựng chữ viết và bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số?

B.    Các bài đủ thể loại của độc giả về CVNSS4.0

C.    19 bài về chữ Việt thời công nghệ số của Long Ngo

D.    Các cuộc thi trực tuyến (online) có thưởng CVNSS4.0

E.    Cơ duyên ra đời CVNSS4.0 năm 2020

F.    Cách đánh vần CVNSS4.0

G.   Vì sao CVNSS4.0 có thể là bộ chữ còn kiểu gõ Telex thì không thể?

H.    CVNSS4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học không?

I.       Vài hàng tiểu sử hai đồng tác giả

 

 

I- GIỚI THIỆU

 

Tổng quát:

Dù chữ Quốc ngữ hiện nay đang vận hành hiệu quả và chưa có nhu cầu cấp thiết cải tiến chữ viết nhưng việc tìm ra một cách ghi không cần phần mềm, hợp lí và ngắn gọn hơn cho tiếng Việt vẫn là việc nên làm; vì thiết nghĩ đang vận hành hiệu quả không có nghĩa là không thể vận hành hiệu quả hơn hiện nay.

 

Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) là phương pháp tốc ký không dấu cho tiếng Việt, chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh và dựa trên nền tảng Chữ Quốc Ngữ (CQN). Nó rút gọn tối đa CQN qua một số quy tắc, rồi dùng chữ cái đặt ở cuối từ để thay thế dấu thanh và dấu phụ.

CVNSS4.0 không nhằm thay thế CQN. Theo đúng tên gọi, nó chỉ dùng song song với CQN như là bộ chữ phụ, hỗ trợ trong các môi trường không cần phần mềm gõ, thích hợp ở thời công nghệ số.

 

Ai thích thì học. Không ai bắt buộc được ai học. Những ai đã viết được CVNSS4.0 thì đều ủng hộ nó. Một số người đã học để phản bác nó nhưng sau khi học xong thì hầu hết quay sang ủng hộ nó.

 

CVNSS4.0 được sáng tạo vào cuối năm 2019 bởi hai đồng tác giả là Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Và được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam cấp bản quyền số 1850/2020/QTG, ngày 25-3-2020.

 

Lợi ích của CVNSS4.0:

Chữ tốc ký CVNSS4.0 rất ngắn cho nên có thể dùng như bộ chữ hoặc như kiểu gõ.

 

Khi dùng như bộ chữ, hữu ích ở:

-        Viết nhanh tiếng Việt mà không cần phần mềm.

-        Viết tin nhắn CQN không dấu trên điện thoại, messenger, zalo… nhiều lúc gây hiểu lầm. CVNSS4.0 khắc phục được nhược điểm này.

-        Có nhiều lợi ích trong bối cảnh cách mạng công nghệ số. Ví dụ: tiết kiệm trong lưu trữ dữ liệu, thiết kế chữ viết cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho người khiếm thị, dùng làm ngôn ngữ lập trình hay ngôn ngữ bảo mật, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng khi nhắn hàng chục triệu tin nhắn SMS mỗi ngày mà đảm bảo nội dung không hiểu lầm, v.v…

 

Khi dùng như kiểu gõ, hữu ích ở:

-        Cài kiểu gõ CVNSS4.0 vào các bộ gõ tiếng Việt để gõ bung ra CQN nhanh hơn.

Kiểu gõ này đã được tích hợp vào bộ gõ EVKey. Gõ kiểu CVNSS4.0 mà vẫn bung ra chữ Quốc ngữ. Tiết kiệm gần 25% thời gian gõ. Xem hướng dẫn ở bài ‘Gõ nhanh chữ Việt trên máy vi tính bằng kiểu gõ CVNSS4.0 với bộ gõ EVKey’: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/GoNhanhChuVietTrenMayViTinhBangKieuGoCVNSS4.0VoiBoGoEVKey.htm

-        Hoặc vào trang chuyển đổi trực tuyến qua lại giữa CQN và CVNSS4.0 http://chuvnsongsong.com để trực tiếp gõ kiểu CVNSS4.0 mà vẫn bung ra CQN trọn vẹn, rồi sao chép (copy) kết quả và dán vào bất cứ nơi nào.

 

Những ai viết được CQN thì chỉ cần học một vài giờ là chắc chắn sẽ đọc và viết được CVNSS4.0 vì nó chỉ có 52 qui tắc rút gọn và thay dấu từ CQN. Hiểu được 52 qui tắc rồi thì mới đọc dễ dàng bài thơ SÓNG của Xuân Quỳnh sau đây.

 

 

II- CÔNG THỨC CHỮ VN SONG SONG 4.0

 

CVNSS4.0 có 52 quy tắc. Chia ra 2 phần:

- Phần 1: Đầu tiên là 34 quy tắc rút gọn CQN để thành bộ chữ rất ngắn nhưng vẫn còn dấu, gọi là Chữ Việt Nhanh (CVN).

- Phần 2: Sau đó, dùng 18 chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu (KHD), đặt ở cuối từ để thay dấu cho CQN và CVN thì mới thành CVNSS4.0.

 

52 qui tắc CVNSS4.0 có hệ thống, móc xích nhau. Hiểu rõ qui tắc ở phần trước thì mới hiểu được các qui tắc ở phần sau.

Ai đọc lướt bài này chỉ vài phút thì chắc chắn sẽ không hiểu được cấu trúc CVNSS4.0.

Trung bình phải tốn một vài giờ đọc bài này thì mới hiểu được 52 qui tắc biến đổi từ CQN qua CVNSS4.0.

 

Sau đây là Phần 1, gồm 34 qui tắc rút gọn tối đa CQN để tạo thành Chữ Việt Nhanh (CVN).

Xin lưu ý: CVN chưa phải là CVNSS4.0.

 

II- 1. PHẦN 1: CHỮ VIỆT NHANH (CVN)

 

CVN là bộ chữ Việt rất ngắn nhưng vẫn còn dấu.

Nó rút gọn CQN theo 5 nhóm sau:

 

1) Bỏ bớt dấu sắc ở các từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch.

Vd: các, úp, hát = cac, up, hat. (1 quy tắc)

 

2) I thay Y. Y thay UY

• I thay Y… Vd: i tá = y tá.

• Y thay UY … Vd: thý = thúy, byt = buýt.

• Chỉ hai vần AY, ÂY giữ nguyên … Vd: mây bay = mây bay. (3 quy tắc)

 

3) Thay phụ âm đầu chữ:

• F thay PH … Vd: fai= phai.

• Q thay QU … Vd: qay = quay, qôc = quốc, qi = qui, qy = quy.

• C thay K … Vd: cín = kín, cê = kê, cẻ = kẻ.

• K thay KH … Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.

• Z thay D … Vd: zì = dì, zo zự = do dự.

• D thay Đ … Vd: di dâu dó = đi đâu đó.

• J thay GI … Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn.

• G thay GH … Vd: gì = ghì, gê = ghê, ge = ghe.

• W thay NG-NGH … Vd: wa = nga, wĩ = nghĩ, wề = nghề, we = nghe. (9 quy tắc)

 

4) Thay phụ âm cuối chữ:

• G thay NG … Vd: mog = mong.

• H thay NH … Vd: bah = banh, hoàh = hoành, huêh = huênh.

• K thay CH … Vd: tak bạk = tách bạch, hoạk = hoạch, wuệk = nguệch. (3 quy tắc)

 

5) Rút gọn 54 vần dài “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối”:

Đây là phần quan trọng và khó hiểu, xin đọc chậm.

 

CQN có 54 vần dài “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối”. Mỗi vần có 3 hay 4 chữ cái như sau:

 

• uyêt, uyên.

• iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.

• yêt, yên, yêm, yêng, yêu.

• uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.

• ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi.

• uât, uân, uâng, uây.

• uơt, uơn, uơi.

• oăt, oăp, oăc, oăn, oăm, oăng.

• oet, oen, oem, oeo.

• oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay.

 

54 vần trên rút gọn còn 2 chữ cái mỗi vần, theo quy tắc 2 bước cùng lúc như sau:

 

- Bước một, rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm:

UYÊ còn Y.

IÊ-YÊ còn I.

UÔ còn U.

ƯƠ còn Ư.

UÂ còn Â.

UƠ còn Ơ.

OĂ còn Ă.

OE còn E.

OA còn O.

OA còn A (chỉ ở vần “oay"). (10 quy tắc)

 

- Bước hai, cùng lúc thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác:

T thay bằng D.

P thay bằng F.

C thay bằng S.

N thay bằng L.

M thay bằng V.

NG thay bằng Z.

O-U thay bằng W.

I-Y thay bằng J. (8 quy tắc)

 

Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi gọn được 54 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:

 

• uyêt, uyên = yd, yl.

• iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu = id, if, is, il, iv, iz, iw.

• yêt, yên, yêm, yêng, yêu = id, il, iv, iz, iw.

• uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi = ud, us, ul, uv, uz, uj.

• ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi = ưd, ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưw, ưj.

• uât, uân, uâng, uây = âd, âl, âz, âj.

• uơt, uơn, uơi = ơd, ơl, ơj.

• oăt, oăp, oăc, oăn, oăm, oăng = ăd, ăf, ăs, ăl, ăv, ăz.

• oet, oen, oem, oeo = ed, el, ev, ew.

• oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay = od, of, os, ol, ov, oz, ow, oj, aj.

 

Ví dụ:

- tuyết, hiệp, thuốc = tyd, hịf, thus.

- lượn, suất = lựl, sâd.

- cườm, thường = cừv, thừz.

- xoăn, xoen = xăl, xel.

- rượu, người = rựw, wừj.

- hoang, loay hoay = hoz, laj, haj.

 

II- 2. PHẦN 2: KÝ HIỆU DẤU (KHD)

 

Sau khi rút gọn tối đa CQN để tạo thành CVN như đã trình bày ở trên, ta dùng 18 chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu (KHD), đặt ở cuối từ thay thế dấu thanh và dấu phụ cho CVN thì mới tạo thành CVNSS4.0.

 

18 KHD chia ra 4 nhóm như sau:

 

1) Nhóm Dấu Nón (â, ê, ô) thì sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang, thứ tự thay bằng các Ký Hiệu Dấu: B, D, Q, G, F, Y.
Ví dụ:

- cố, cồ, cổ, cỗ, cộ, cô = cob, cod, coq, cog, cof, coy.

- tuyết, huyền = tydb, hyld.
- viết, hiệp, việc, tiền, kiểm, niễng, liệu = vidb, hiff, visf, tild, civq, nizg, liwf.
- yết, yên, yểm, yêng, yếu = idb, ily, ivq, izy, iwb.
- nuốt, cuộc, nhuộm, uống, buổi = nudb, cusf, nhuvf, uzb, bujq.
- tuất, tuần, khuâng, khuấy = tadb, tald, kazy, kajb.

2) Nhóm Dấu Móc (ơ, ư, ă) thì sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang, thứ tự thay bằng các Ký Hiệu Dấu: X, K, V, W, H, O.
Ví dụ:

- lớ, lờ, lở, lỡ, lợ, lơ = lox, lok, lov, low, loh, loo.

- mắt, lằn, hẳn, nhẵn, mặt, lăn = matx, lank, hanv, nhanw, math, lano.

- ướt, mướp, được, vườn, lượm, tưởng, rượu, lưỡi = udx, mufx, dush, vulk, luvh, tuzv, ruwh, lujw.

- huớt, huỡn, uơi = hodx, holw, ojo.
- choắt, oặp, hoặc, xoắn, oẵm, hoằng = chadx, afh, hash, xalx, avw, hazk.

3) Nhóm Không Dấu Phụ thì sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, thứ tự thay bằng các Ký Hiệu Dấu: J, L, Z, S, R.

Ví dụ:

- vó, vò, vỏ, võ, vọ = voj vol voz vos vor.

- loét, nhoẻn, ngoém, ngoèo = ledj, nhelz, wevj, wewl.
- soát, ngoạp, khoác, toán, ngoạm, hoàng, ngoáo, xoài, xoáy= sodj, wofr, kosj, tolj, wovr, hozl, wowj, xojl, xajj.

Lưu ý:

Riêng chữ có phụ âm cuối: C, P, T thì không thêm J để chữ ngắn hơn.

Ví dụ: khác, áp, phút = kac, ap, fut.

 

4) Ký hiệu P:

P là ký hiệu câm, không thay cho dấu nào, chỉ để không hiểu lầm chữ khác.
Ví dụ: lỗ = log, long = logp (thêm p để không hiểu là "lỗ" vì ở chữ 4.0 thì lỗ = log).

P đặt sau vần đã rút gọn mà gốc ở Chữ Quốc Ngữ là thanh ngang và không dấu phụ.
Các vần này là vần Chữ Việt Nhanh: ag, ah, aj, eg, el, ew, ih, oah, og, oj, ol, ow, oz, ug.

Ví dụ thêm:
- xá, xoáy, xoay = xaj, xajj, xajp.
(xoay = xajp để không hiểu là "xá" vì ở chữ 4.0 thì xá = xaj).

- rễ, rẻng, reng = reg, regz, regp.
(reng = regp để không hiểu là "rễ" vì ở chữ 4.0 thì rễ = reg).

Đến đây đã trình bày xong 52 quy tắc CVNSS4.0.

 

III- 8 BÀI TỐC KÝ CHỮ VIỆT 4.0 TRONG 90 PHÚT

Phần này trinh bày 52 quy tắc CVNSS4.0 theo hướng ngược lại với phần ở trên.

52 qui tắc chữ tốc ký CVNSS4.0 được chia ra 8 bài học nhỏ, đi từ Ký Hiệu Dấu trước rồi mới đến Chữ Việt Nhanh.

 

Thời gian học mỗi bài khoảng 10 phút.

Học xong 8 bài là ta sẽ hiểu rõ được 52 qui tắc và có thể đọc trôi chảy các văn bản viết bằng CVNSS4.0.

 

Xin dùng 1 trong 3 đường dẫn sau đây để xem toàn bộ đầy đủ “8 bài tốc ký chữ Việt trong 90 phút”:

Để in:

http://chuvietnhanh.sf.net/8BaiTocKyChuVNSSTrong90Phut.pdf 

Để tải vào máy: 

http://chuvietnhanh.sf.net/8BaiTocKyChuVNSSTrong90Phut.doc

Để xem trên mạng:

http://chuvietnhanh.sf.net/8BaiTocKyChuVNSSTrong90Phut.htm

 

Hoặc xem tóm tắt:

TÓM TẮT “8 BÀI TỐC KÝ CHỮ VIỆT 4.0 TRONG 90 PHÚT”

 

• BÀI 1- Thay dấu chữ có: Ê, Ô, Â.
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang = B, D, Q, G, F, Y.
Vd: vế, về, vổ, vỗ, vậy, vây = veb, ved, voq, vog, vayf, vayy.

• BÀI 2- Thay dấu chữ có: Ơ, Ư, Ă.
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang = X, K, V, W, H, O.
Vd: cớ, cờ, cử cữ, cặn, căn = cox, cok, cuv, cuw, canh, cano.

• BÀI 3- Thay dấu chữ không dấu Phụ.
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng = J, L, Z, S, R.
Vd: vá vè vỉ võ vụ vay = vaj vel viz vos vur vay.
Không thêm J ở chữ thanh sắc mà chữ cái cuối là: C, P, T. Vd: các, cóp, cút = cac, cop, cut.

• BÀI 4- Thay gọn Phụ Âm Đầu Chữ.
• PH = F ... Vd: pha, phở = fa, fov.
• QU = Q ... qua, quận = qa, qanf.
• K = C ... kim, ké, kế = cim, cej, ceb.
• KH = K ... khi, kho, khen = ki, ko, ken.
• D = Z ... do, dần, dở = zo, zand, zov.
• Đ = D ... đi, đến, đầu = di, denb, daud.
• GI = J ... gia, gì, giữ gìn = ja, jil, juw jinl.
• GH = G ... ghi, ghen, ghế = gi, gen, geb.
• NG, NGH = W ... nga, nghề = wa, wed.

• BÀI 5- Thay gọn Phụ Âm Cuối Chữ.
• NG = G ... bóng hồng = bogj hogd.
• NH = H ... bánh = bahj, huênh = huehy.
hoành hành = hoahl hahl.
• CH = K ... sách = sakj, hoạch = hoakr.
khuếch đại = kuekb dair.

• BÀI 6- Thay gọn I và UY.
• Y = I (i) ... y tá = i taj, lý trí = lij trij.
• UY = Y ... thúy, buýt, khuya = thyj, byt, kya.
• AY, ÂY = AY, ÂY ... mây bay = mayy bay.

• BÀI 7- Thay gọn 54 vần "Nguyên âm ghép và chữ cái cuối".
• Rút gọn Nguyên âm ghép còn 1 Nguyên âm: UYÊ = Y, IÊ-YÊ = I, UÔ = U, ƯƠ = Ư, UÂ = Â, UƠ = Ơ, OĂ = Ă, OE = E, OA = O, OA = A (chỉ vần “oay").
• Cùng lúc thay Chữ cái cuối bằng Chữ cái khác: T = D, P = F, C = S, N = L, M = V, NG = Z, O-U = W, I-Y = J.
Ví dụ:
- tuyết, huyền = tydb, hyld.
- viết, hiệp, việc, tiền, kiểm, niễng, liệu = vidb, hiff, visf, tild, civq, nizg, liwf.
- yết, yên, yểm, yêng, yếu = idb, ily, ivq, izy, iwb.
- nuốt, cuộc, nhuộm, uống, buổi = nudb, cusf, nhuvf, uzb, bujq.
- ướt, mướp, được, vườn, lượm, tưởng, rượu, lưỡi = udx, mufx, dush, vulk, luvh, tuzv, ruwh, lujw.
- tuất, tuần, khuâng, khuấy = tadb, tald, kazy, kajb.
- huớt, huỡn, uơi = hodx, holw, ojo.
- choắt, oặp, hoặc, xoắn, oẵm, hoằng = chadx, afh, hash, xalx, avw, hazk.
- loét, nhoẻn, ngoém, ngoèo = ledj, nhelz, wevj, wewl.
- soát, ngoạp, khoác, toán, ngoạm, hoàng, ngoáo, xoài, xoáy= sodj, wofr, kosj, tolj, wovr, hozl, wowj, xojl, xajj.

• BÀI 8- Ký Hiệu P
Để không hiểu lầm chữ khác, P đặt sau vần đã rút gọn mà gốc ở Chữ Quốc Ngữ là thanh ngang và không dấu phụ: ag, ah, aj, eg, el, ew, ih, oah, og, oj, ol, ow, oz, ug.
Vd: lỗ = log, long = logp (không hiểu là "lỗ" vì lỗ = log).

 

IV- SO SÁNH VÀI VÍ DỤ GIỮA CHỮ QUỐC NGỮ, CVNSS4.0 VÀ KIỂU GÕ TELEX

 

1- Đoạn mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng Chữ Quốc Ngữ và CVNSS4.0:

 

Trăm năm trong cõi người ta, (CQN)

Tramo namo trogp cois wujk ta, (CVNSS4.0)

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Chuw tail chuw mehf keoj lal get nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Traiz qa motf cusf beq zauy,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nhugw diwd trogy thayb mal dau donx logl.

Lạ gì bỉ sắc tư phong,

Lar jil biz sacx tuo fogp,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Troik xahp qen thoij maj hogd dahj gen.

Cảo thơm lần giở trước đèn,

Caoz thomo land jov trusx denl,

Phong tình có lục còn truyền sử xanh.

Fogp tihl coj lucr conl tryld suv xahp.

 

Có thể đọc toàn bộ Truyện Kiều bằng CQN và CVNSS4.0 ở 1 trong 3 đường dẫn sau:

-        https://chuvietnhanh.sourceforge.net/TruyenKieuSongNguCQN-CVNSS.htm

-        https://chuvietnhanh.sourceforge.net/TruyenKieuSongNguCQN-CVNSS.pdf

-        https://chuvietnhanh.sourceforge.net/TruyenKieuSongNguCQN-CVNSS.doc

 

2- Đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 giữa Chữ Quốc Ngữ, CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex:

 

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

 

CVNSS4.0:

Hoiw dogd baol caz nusx,

"Tatb caz moir wujk deud sihp ra coj qyld bihl dagv. Taor hoaj cho hor nhugw qyld kogy ai coj theq xamy famr dush; trogp nhugw qyld ayb, coj qyld dush sogb, qyld tuh zo val qyld muuo caud hahr fuc".

Loik batb huz ayb ov trogp banz Tyly wony docf lapf namo 1776 cuaz nusx Mis. Sy rogf ra, cauy ayb coj ij wias lal: tatb caz cac zany tocf treny theb joix deud sihp ra bihl dagv; zany tocf naol cugs coj qyld sogb, qyld sugp suzx val qyld tuh zo.

Banz Tyly wony nhany qyld val zany qyld cuaz Cakj magr Fap namo 1791 cugs noij:

"Wujk ta sihp ra tuh zo val bihl dagv ved qyld loih, val faiz luly luly dush tuh zo val bihl dagv ved qyld loih".

Doj lal nhugw les faiz kogy ai choib cais dush.

 

Đoạn văn CVNSS4.0 gõ:

- 562 phím (không tính phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

- 705 phím (tính luôn phím cách và phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

 

Kiểu gõ Telex:

Howsi ddoofng bafo car nuowsc,

“Taast car moji nguowfi ddeefu sinh ra cos quyeefn bifnh ddawrng. Tajo hosa cho hoj nhuwsng quyeefn khoong ai cos theer xaam phajm dduowjc; trong nhuwxng quyeefn aasy, cos quyeefn dduowjc soosng; quyeefn tuwj do vaf quyeefn muwu caafu hajnh phusc”.

Lowfi baast hur aasy owr trong barn Tuyeen ngoon ddoojc laajp nawm 1776 cuaz nuowsc Myx. Suy roojng ra, caau aasy cos ys nghixa laf: taast car casc daan toojc treen thees giowsi ddeefu sinh ra bifnh ddawrng; daan toojc nafo cuxng cos quyeefn soosng, quyeefn sung suowsng vaf quyeefn tuwj do.

Barn Tuyeen ngoon daan quyeefn vaf daan quyeefn cura Casch majng Phasp nawm 1791 cuxng nosi:

“Nguowfi ta sinh ra tuwj do vaf bifnh ddawrng veef quyeefn lowji, vaf phari luoon luoon dduowjc tuwj do vaf bifnh ddawrng veef quyeefn lowji”.

Ddos laf nhuwxng lex phari khoong ai choosi caxi dduowjc.

 

Đoạn văn Telex gõ:

- 717 phím (không tính phím cách và các phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

- 865 phím (tính luôn phím cách và các phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

 

Như vậy, tỉ lệ tiết kiệm số phím gõ giữa CVNSS4.0 và Telex là:

- 21,61% (không tính phím cách và các phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

- 18,49% (tính luôn phím cách và các phím: phẩy, chấm, ngoặc kép).

 

3- Các từ có vần dài như các vần: uyên, uyêt, iêng, uông, ương, … giữa CVNSS4.0 và kiểu gõ Telex:

 

CQN có nhiều từ có vần rất dài tới 5 vần: uyên, uyêt, iêng, uông, ương. Sẽ phải gõ rất nhiều phím các từ có 5 vần như vậy, nếu dùng các kiểu gõ Telex hay VNI. Còn với bộ chữ (hoặc kiểu gõ) CVNSS4.0 thì việc gõ các từ đó sẽ nhanh hơn nhiều. Thử so sánh một số ví dụ sau đây.

 

 

Ở bảng trên, tỉ lệ tiết kiệm số phím gõ giữa CVNSS4.0 và Telex: 44,32%.

 

V- VÀI BẢNG TÓM TẮT CVNSS4.0 DO ĐỘC GIẢ SOẠN

 

Sau khi hiểu công thức CVNSS4.0, ta có thể in ra 1 trong 4 Bảng Tóm Tắt khổ giấy A4 dưới đây để dùng.

Bốn bảng tóm tắt được soạn bởi 4 độc giả đã viết thành thạo chữ 4.0.

 

1- Bảng Tóm Tắt do thầy giáo HOÀNG VĂN BÁT soạn (FB: Bát Hoàng https://www.facebook.com/bat.hoang.9, Nguồn: xem ở đây)

 

BẢNG TÓM TẮT CHỮ VIỆT 4.0

I-Rút gọn chữ quốc ngữ:

1-Bỏ dấu (sắc) mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t và ch.

2-Y và uy có 3 nguyên tắc: i = y, y = uy. (Ngoại lệ: ay, ây giữ nguyên).

3-Thay 9 phụ âm đầu:

          F = Ph, Q = Qu, C = K, K = Kh, Z = D, D = Đ, J = Gi, G = Gh, W = Ng & Ngh.

4-Thay 3 phụ âm cuối:

          g = ng, h = nh, k = ch.

5-Rút gọn nguyên âm ghép: 52 vần cụ thể như sau:

1-uyêt = yd, uyên = yl.

2-iêt = id, iêp = if, iêc = is, iên = il, iêm = iv, iêng = iz, iêu = iw.

3-yêt = id, yên = il, yêm = iv, yêng = iz, yêu = iw.

4-uôt = ud, uôc = us, uôn = ul, uôm = uv, uông = uz, uôi = uj.

5-ươt = ưd, ươp = ưf, ươc = ưs, ươn = ưl, ươm = ưv, ương = ưz, ươu = ưw, ươi = ưj.

6-uât = âd, uân = âl, uâng = âz, uây = âj.

7-uơt = ơd, uơn = ơl.

8-oăt = ăd, oăc = ăs, oăn = ăl, oăm = ăv, oăng = ăz.

9-oet = ed, oen = el, oem = ev, oeo = ew.

10-oat = od, oap = of, oac = os, oan = ol, oam = ov, oang = oz, oao = ow, oai = oj, oay = aj. (Ngoại lệ vần oay).

 

II-Thay dấu râu bằng chữ cái:

Cụ thể có hai Nhóm: Nhóm â, ê, ô và nhóm ă, ư, ơ.

 

1-Nhóm â, ê, ô: Không dấu = y. Sắc = b. Huyền = d. Hỏi = q. Ngã = g. Nặng = f.

 

2-Nhóm ă, ư, ơ: Không dấu = o, Sắc = x. Huyền = k. Hỏi = v. Ngã = w. Nặng = h.

 

III-Thay 06 thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang) bằng 06 chữ cái:

Dấu sắc = j. Dấu huyền = l. Dấu hỏi = z. Dấu ngã = s. Dấu nặng = r.

Dấu ngang (không dấu) = p. Chỉ thực hiện khi có sự trùng hợp với Nhóm 1 và 2 của phần II bên trên. Vd:

Anh = Ah (trùng với Nhóm 2) = Ặ. Để phân biệt thêm p vào: Anh = Ahp.

Long = Log (trùng với Nhóm 1) = Lỗ. Để phân biệt thêm p vào = Logp.

-----------------------

Ghi chú: Dùng Font chữ Times New Roman cỡ 14, bảng tóm tắt chỉ một tờ giấy A4.

 

CÁCH HỌC NHƯ SAU:

Vd: Hãy dịch đoạn văn này sang chữ Việt 4.0

“Chữ viết Việt là một trong những phương tiện để chuyển tải ngôn ngữ Việt. Xã hội càng phát triển thì chữ viết là phương tiện cũng được cải tiến chỉnh sửa để ngày càng hoàn thiện hơn. Đó là quy luật  phát triển của lịch sử.”

 

CHUYỂN SANG CHỮ VIỆT 4.0 như sau:

-Chữ: Viết nguyên chữ không có dấu = Chu. ữ?  Nhìn vào 2 của phần III ta thấy ữ = w.

Vậy Chữ chuyển sang chữ Việt 4.0 sẽ là: Chuw.

-viết: Ta viết từ v trước. Nhìn vào 5.2 của phần I ta thấy iêt = id. Còn dấu sắc trên chữ ê? Nhìn vào nhóm 1 phần III ta thấy dấu sắc ở đây là b. Vậy chữ viết ở đây viết theo chữ Việt 4.0 phải là: vidb.

  Tương tự như vậy bạn sẽ hoàn chỉnh bài viết một cách hoàn hảo nhất.

Chỉ cần kiên trì một vài tiếng đồng hồ là bạn sẽ thành thạo ngay.

  Các bạn có thể dùng bảng tóm tắt nay để học cũng rất nhanh thuộc. Vì nó dễ và rất gọn ạ.

 

Kính chúc các bạn thành công.

“Chuw vidb Vidf lal motf trogp nhugw fuzo tilf deq chylq taiz wony wuw Vidf. Xas hoif cagl fat trilq thil chuw vidb lal fuzo tilf cugs dush caiz tilb chihz suav deq wayl cagl holl thilf hono. Doj lal qy ladf fat trilq cuaz likr suv.”

 

 

2- Bảng Tóm Tắt do ông NGUYỄN VĂN CHUNG soạn (FB: Vanchung Nguyen https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884, Nguồn: xem ở đây)

 

 

3- Bảng Tóm Tắt do cô giáo TRẦN THỊ MINH soạn (FB: Trần Thị Minh https://www.facebook.com/profile.php?id=100004593123493)

Để in rõ hơn, xin vào đường dẫn: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/BangTomTatCongThucChuVNSongSong.pdf

 

4- Bảng Tóm Tắt do cô giáo NGUYỄN THỊ THÁI soạn (FB: Thi Thai Nguyen https://www.facebook.com/thithai.nguyen.75491856), gồm 2 hình:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI- LỜI CUỐI 

 

1- CVNSS4.0 tuy mới ra đời vào cuối tháng 3/2020, nhưng ngày càng được nhiều giới chuyên môn và độc giả đón nhận. Tiêu biểu như sau:

 

Đề tài CVNSS4.0 được mời thuyết trình ở Hội thảo Khoa học Quốc tế Ngôn ngữ ở Viện Hàn lâm KHXHVN ngày 20-12-2020. Xem thông tin ở:

https://vass.gov.vn/hop-tac-quoc-te/Ngon-ngu-hoc-Viet-Nam-411 

https://www.facebook.com/truonglam.kieu.7/posts/pfbid0cm4ubLcRfZS1V8ArrmkzWeqtTkk2k2n2zfGZTyfQhpqbHTSv8JZeun6Rc6a2PjYml

 

Đồng tác giả Kiều Trường Lâm đã trình bày và giới thiệu hình chiếu về CVNSS4.0 tại Hội Thảo. Trong hình chiếu có phần nhận xét của các độc giả đánh giá về CVNSS4.0. Xem hình chiếu ở:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/HinhChieuCVNSS4.0-HoiThaoQuocTeNgonNguHoc-20-12-2020.pptx

 

Hình: Đồng tác giả Kiều Trường Lâm tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Ngôn ngữ

ở Viện Hàn lâm KHXHVN ngày 20-12-2020.

 

Tối 10/9/2022, TS. Nguyễn Ái Việt - nguyên Viện trưởng Viện CNTT thuộc ĐHQG Hà Nội – chủ trì buổi tranh luận trực tuyến đầu tiên về CVNSS4.0 giữa tác giả Trần Tư Bình với TS. Trần Quốc Khánh – (chuyên gia Vật lý lý thuyết) đại diện cho những người phản biện.

Xem bài báo tường thuật buổi tranh luận của phóng viên Nguyễn Đức Hoàng trên báo mạng VietTimes ở:

https://viettimes.vn/chua-biet-chu-quoc-ngu-lieu-co-the-hoc-duoc-chu-viet-nam-song-song-40-post160405.html

 

Buổi tranh luận trực tuyến về Chữ Việt Nam song song 4.0 chỉ có không đến 20 người tham gia

Buổi tranh luận trực tuyến về Chữ VN Song Song 4.0

 

Bài nghiên cứu công phu “Chữ Việt Nam Song Song 4.0 - tán thành hay phản đối?” của Luật sư Phúc Lai (Hà Nội – 14/4/2020 – Facebook: Phúc Lai GB https://www.facebook.com/phuc.lai.07) ở:

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNamSongSong-TanThanhHayPhanDoi.htm

Đoạn cuối cùng bài này như sau:

“Tâm lý chung của con người là ngại thay đổi, và khi người ta nhìn thấy những ký tự lạ khó đọc sẽ thấy “ngứa mắt,” (khác gì tiếng nước ngoài đâu!) và nhanh chóng phản đối thì cũng tương tự như câu chuyện trước đây cụ Bùi Hiền bị người ta rủa xả thôi. Mỗi cách thể hiện chữ Việt mới đều là những cố gắng, nỗ lực rất đáng trân trọng và nghiêm túc xem xét, vì nếu thực sự nó có giá trị mà chúng ta bỏ qua thì thực có lỗi với dân tộc”.

 

19 bài viết về chữ Việt thời công nghệ số của Thạc sĩ NGÔ HOÀNG ĐẠI LONG (Long Ngo), chuyên viên xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Xem toàn bộ 19 bài ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/19BaiVeChuVietThoiCongNgheSo.htm

Hay xem ở: https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/user/1263501219

Ghi chú: Ngô Hoàng Đại Long hiện đang là Nghiên cứu viên tại Phân hiệu Đại học Quốc gia-TP.HCM tại tỉnh Bến Tre, có nhiều công trình khoa học – được công bố trên Scopus & WoS – liên quan đến hướng nghiên cứu của mình về Địa lý ngôn ngữ, nhất là các Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) trong GIScience.

(Facebook: Long Ngo https://www.facebook.com/dailong0606, Email: ngohoangdailong@gmail.com)

 

 

 

Hiện nay đã có trên trăm người thích gõ và trao đổi bằng CVNSS4.0 song song với CQN trên Phây búc (Facebook).

Xem sinh hoạt ở nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0”:

https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0

 

Các trang Phây búc cá nhân của vài vị cao niên sau đây thường xuyên mỗi ngày đăng các bài hay video bằng 2 kiểu chữ: CQN và CVNSS4.0:

 

-        HỒNG LÀ (ở Hải Dương): https://www.facebook.com/la.phamthi.35

No photo description available.

 

-        PHẠM HỢI (ở Biên Hòa): https://www.facebook.com/pham.hoi.5872682

 

-        NGUYỄN VĂN LUẬN (ở Tp.HCM): https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754

 

Cô giáo NGUYỄN THỊ THÁI (ở Ban Mê Thuột): https://www.facebook.com/thithai.nguyen.75491856 đã về hưu nhưng tự nguyện mở lớp tại tư gia dạy miễn phí Chữ VNSS 4.0 đầu tiên ở VN cho một số học sinh thích học. Xem ở các đường dẫn sau.

 

-        https://www.facebook.com/thithai.nguyen.75491856/posts/pfbid0fDnXTCQqyhmpp3zoetpMgiwNagBfraKon1GdCUf5Tbt5PAf2cUtN1MY5onRhnzfbl?__cft__[0]=AZVQgFqSHg0jlak9r2zXlua0uKbsQAptxIRe009qTLkBpXY4U5b9NG9jKcU70MRHGgVCfXKOnTOfYSgQn5z2qiAt5f07vmBjsLFaVLrX8Lb96TgyGfEU7-0087-fowQ_Qx9XG1LpvUUigOSOcjKy8V8xU_ayfm8LkMP1iPhnoGSpmN7tqVUItZUmn6PrYRqPTYM&__tn__=-UK-R

 

-        https://www.facebook.com/truonglam.kieu.7/posts/pfbid032tvSuuuS5PXG9eKTDw1jMwWGNzG3cdgX5xrfbqdF2K6eadAkioZjgFyCDNqupMoYl

 

-       

-         

 

Ngoài ra, còn có nhiều độc giả đã tự học và đã viết CVNSS4.0 rải rác ở những nơi những lúc khác nhau. Xin đơn cử 5 độc giả sau đây:

-        Độc giả VÕ TRƯỜNG THIỆN, ở Nha Trang, là người đầu tiên viết một số tút hàng tuần bằng CVNSS4.0 trên trang phây búc cá nhân, nói về dịch Covid-19 ở VN vừa bùng phát vào tháng 4/2020 (cũng là lúc CVNSS bắt đầu được công bố trên báo chí).

Sau đây là hình chụp và đường dẫn tút đầu tiên viết bằng CVNSS4.0 trên Facebook của Võ Trường Thiện, ngày 2-4-2020.

 

https://www.facebook.com/votruongthien9000/posts/pfbid02uAq2u3FqyMAJoXMKw2LrRZXxyFi8EzsZ4ZaCWvDpBaAmNnQJKVDyGMfSUwmUsQ9pl

 

-        Độc giả VUONG QUOC, làm việc ở Nga, thỉnh thoảng viết vài tút bằng CVNSS4.0 xen kẻ với Chữ Quốc Ngữ. Sau đây là một bài thơ của chính độc giả Vuong Quoc viết bằng 2 kiểu chữ.

-       

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02GHWgaDPmysf4AsJcN1XFma85oo1n82PaW4ugzQ5urMoB8n4c14id34pcB9JH6uM3l&id=100009485112784

 

-        Cặp vợ chồng độc giả Phù Khí Luận (https://www.facebook.com/luan.phukhi) & Trần Huệ Chánh (https://www.facebook.com/chanh.tranhue), ở Nha Trang, cả hai người đã về hưu cùng học CVNSS4.0 với tác giả Trần Tư Bình qua tin nhắn để luyện trí não không bị lão hóa. Độc giả Phù Khí Luận thì viết bằng CVNSS4.0 gần 100 bài thơ của nhà thơ Tú Xương. Còn vợ là Trần Huệ Chánh thì viết bằng CVNSS4.0 gần hết tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Và chuyển ngữ các tút trên facebook cá nhân qua CVNSS4.0.

Sau đây là hình đại diện ở Facebook 2 vợ chồng độc giả cùng hình chụp 1 trong những bài viết bằng CVNSS4.0.

 

-        Độc giả Binlev Le (LÊ VĂN BÌNH) ở Biên Hòa. Lúc sinh thời, ông chuyển ngữ qua CVNSS4.0 trên trang phây búc cá nhân nhiều bài thơ và dự tính chuyển ngữ toàn bộ Truyện Kiều. Tiếc là công việc dở dang vì ông bị nhiễm Covid-19 và tạ thế ngày 25-1-2022. Nay xin ghi lại nơi đây vài hàng như là nén hương tưởng nhớ đến ông.

https://www.facebook.com/binh.levan.355/posts/pfbid02FFzXWXRWBENQRRLRBDszDs1fPNnptv7HAkbrTYgWcwTx4q2mCHn1q7KuSeCyoYvhl

 

2- Sau cùng, ở mục Phụ Lục cuối bài này, có một số bài đọc thêm do chúng tôi viết để giải thích các thắc mắc của độc giả trong thời gian qua, như sau:

-        CVNSS4.0 góp được gì vào sáng tạo chữ viết và bảo tồn văn hóa cho các dân tộc thiểu số?

-        Các cuộc thi trực tuyến (online) có thưởng CVNSS4.0.

-        Cơ duyên nào ra đời CVNSS4.0 năm 2020?

-        Cách đánh vần CVNSS4.0?

-        Vì sao CVNSS4.0 có thể là bộ chữ còn kiểu gõ Telex thì không thể?

-        CVNSS4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học không?

 

 

PHỤ LỤC

Gồm các bài đọc thêm chỉ có tính tham khảo.

Đọc thêm càng tốt, đọc bài nào trước cũng được.

 

A.    CVNSS4.0 góp được gì vào xây dựng chữ viết và bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số?

B.    Các bài đủ thể loại của độc giả về CVNSS4.0

C.    19 bài về chữ Việt thời công nghệ số của Long Ngo

D.    Các cuộc thi trực tuyến (online) có thưởng CVNSS4.0

E.    Cơ duyên ra đời CVNSS4.0 năm 2020

F.    Cách đánh vần CVNSS4.0

G.   Vì sao CVNSS4.0 có thể là bộ chữ còn kiểu gõ Telex thì không thể?

H.    CVNSS4.0 có đúng nguyên tắc âm vị học không?

I.       Vài hàng tiểu sử hai đồng tác giả

 

A- CVNSS4.0 GÓP ĐƯỢC GÌ VÀO XÂY DỰNG CHỮ VIẾT VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THỜI CÔNG NGHỆ SỐ?

(Người viết bài: Trần Tư Bình)

 

Chữ VN Song Song 4.0 có thể góp được gì vào việc xây dựng chữ viết; và bảo tồn, phát huy văn hóa cho các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam thời công nghệ số?


1. Xây dựng chữ viết cho các DTTS.

 

Theo thống kê năm 2019, Việt Nam có 53 dân tộc anh em, trong đó 32 dân tộc thiểu số (DTTS) đã có chữ viết [a], tiêu biểu như: Ê Đê, Ba Na, Hoa, Cơ Ho, Tày, Thái, Khmer, Nùng, H'Mông, Gia Rai, Cơ Tu, Chăm, Hrê, Mnông, Dao, ...

Gần phân nửa DTTS còn lại thì chưa có chữ viết riêng.

 

Từ lâu, chính phủ đã có chính sách xây dựng chữ viết cho các DTTS chưa có chữ viết.

 

Vấn đề đặt ra hiện nay là nên dùng cách ký âm nào để ghi âm cho chữ DTTS chưa có chữ viết? Nên dùng cách ký âm của Chữ Quốc Ngữ (CQN) hay tạo ra các ký tự mới đặc biệt để ghi âm cho chữ các DTTS chưa có chữ viết?

 

Dù chọn kiểu nào cũng có vấn đề riêng của nó trong thời đại mạng toàn cầu hiện nay.

 

1a. Dùng cách ký âm của CQN thì có vấn đề gì?


CQN còn một số hạn chế về ký âm do ảnh hưởng từ chữ viết các nước của các giáo sĩ Tây phương (Ý, Bồ, Pháp) khi sáng tạo CQN. Các hạn chế tiêu biểu về ký âm như sau:

- Âm /cờ/ khi thì viết C (ca, co…), khi thì K (kín, kê, ke), khi thì Q (qua, quê…).

- Âm /gờ/ khi thì viết G (ga, gò…), khi thì GH (ghi, ghê, ghe).

- Âm /ngờ/ khi thì viết NG (nga, ngò…), khi thì NGH (nghi, nghê, nghe).

- Âm /i/ khi thì viết Y (kỳ, lý…), khi thì I (thi, trí…).

- Chữ “ga, gò…” thì đọc âm /gờ/, còn chữ “gì” thì đọc âm /giờ/.

- Có nhiều dấu phụ. [b]

 

Nay nếu bê nguyên xi cách ký âm của CQN để ghi âm cho chữ DTTS thì chữ viết DTTS đó sẽ tiếp tục rắc rối với các dấu, các bất nhất về cách ký âm như nói ở trên. Chưa kể là cần phải có thêm một phần mềm ở máy tính hoặc ở điện thoại để gõ ra chữ DTTS có dấu vừa mới sáng tạo.

 

1b. Tạo ra các ký tự mới để ghi âm chữ các DTTS thì có vấn đề gì?

 

Còn nếu tạo ra các ký tự mới đặc biệt để ghi âm cho chữ các DTTS thì ngoài việc cần phải có thêm một phần mềm để gõ ra chữ DTTS, còn có một trở ngại khó khăn khác là các ký tự mới này cần phải đăng ký mã số trong bảng mã Unicode. Nếu không thì các ký tự mới này sẽ không hiển thị đúng trên mạng toàn cầu (internet) hiện nay, gây khó khăn cho việc quảng bá trên mạng.

Và việc đăng ký mã số trong bảng mã Unicode thì phải làm càng sớm càng tốt và cũng không dễ dàng.

Nếu đăng ký trễ quá cho ký tự mới, các dấu mới lạ đó thì đôi khi ký tự đó, các dấu mới lạ đó có thể nước nào đã đăng ký dấu đó cho âm nào đó cho tiếng của họ, thì Unicode không thể cấp cho mình nữa, vì liên quan đến công nghệ nhận diện chữ viết hiện nay, tức là đưa văn bản, phần mềm nó đọc thành tiếng. Nước nào đó đã đăng ký dùng cái ký tự nào đó để ghi âm nào đó trong ngôn ngữ của họ, thì mình không thể đăng ký nó để ghi cái âm khác trong tiếng của mình.

 

Mới đây, GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam) viết: "Không thể vừa lòng với việc bảo tồn, phát huy theo cách cổ điển, cách cổ điển (xây dựng chữ viết cho người dân tộc, biên soạn từ điển, sách ngữ pháp, tổ chức lớp học tiếng dân tộc...) cũng tốt thôi, nhưng thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi cách tiếp cận khác. Chẳng hạn, trước đây, xây dựng chữ viết cho tiếng dân tộc thiểu số theo tự dạng Latin chỉ đơn giản là phân xuất âm vị học cho tiếng dân tộc đó, sau đó dùng mẫu tự Latin để ghi lại các âm, nếu cần thiết thì thêm các dấu phụ. Tuy nhiên, với nguồn mã Unicode (đang sắp cạn kiệt, phải mở rộng, kiểu điện thoại di động hết số thì phải thêm đầu số) chúng ta phải nhanh tay, làm trước việc đăng ký các kí tự của nguồn mã Unicode (kiểu như là xếp gạch giữ chỗ thời bao cấp), sau đó mới thực hiện xây dựng chữ viết, đảm bảo bộ chữ ấy xây dựng xong là có thể sử dụng trên các nền tảng Unicode." [c]

 

Việc đăng ký mã số Unicode các ký tự mới cho các cộng đồng rất ít người như các DTTS ở Việt Nam thì càng gặp khó khăn nhiều hơn vì Unicode thường ưu tiên cho các ngôn ngữ có nhiều người dùng.

 

Năm 1990, dân số Việt Nam là 68 triệu mà còn gặp khó khăn trong việc đăng ký mã số Unicode cho các các ký tự Chữ Quốc Ngữ.

TS. Ngô Đình Học (Hoa Kỳ), tác giả bộ gõ đa ngữ WinVNKey (winvnkey.sf.net) kể chuyện các khó khăn trong việc đăng ký mã số cho các ký tự Chữ Quốc Ngữ vào những năm 1987-1992 khi Unicode mới thành lập, như sau:

"Vào thời điểm đó tập đoàn Unicode tại thung lũng Silicon đang bắt đầu thiết kế bảng mã Unicode 16 bit cho toàn thế giới. Tập đoàn này gồm những công ty hàng đầu thế giới về công nghiệp vi tính như IBM, Sun, HP, Apple, Microsoft, v.v. Trong giai đoạn đó, tập đoàn Unicode chủ trương bảng mã Unicode 16 bit chỉ hỗ trợ 2 bytes cho mỗi ký tự. Vì thế, bảng mã này chỉ có 65536 mã số mà thôi. Do phải để dành mã số để mã hóa tất cả các ngôn ngữ cổ cũng như kim trên toàn thế giới, tập đoàn Unicode tìm cách bỏ bớt những mẫu tự có thể được tạo thành từ những ký tự khác. Chẳng hạn, họ chỉ cần mã hóa một dấu hỏi rời thì không cần cung cấp mã số riêng cho chữ ả vì chữ này có thể được tạo thành từ chữ a và dấu hỏi rời. Bằng cách này, họ có thể bỏ qua tất cả 24 mẫu tự Việt Nam có dấu hỏi (12 chữ thường ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử, ỷ, và 12 chữ hoa tương ứng). Họ đã dùng cách này để loại bỏ 90 mẫu tự Việt cả thường lẫn hoa. Trong khi đó thì họ cung cấp mã số cho từng chữ một đối với các mẫu tự Pháp, Đức, v.v... Đó là một sự thiên vị bất công và thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam.

Chúng tôi, một nhóm chuyên viên ở Hoa Kỳ, đã nhận thức sai lầm này sẽ tác hại sâu xa đến việc phát triển phần mềm chữ Việt muôn đời về sau nên đã trực tiếp liên lạc và làm việc với họ trong các cuộc họp định kỳ nhằm phản đối chủ trương mã hóa chữ Việt dùng dấu rời (decomposed). Nhưng tiếng nói lẻ tẻ của từng cá nhân không có hiệu quả. Tập đoàn Unicode khăng khăng từ chối, viện ra rất nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam chưa hề có một bảng mã chữ Việt chính thức ở cấp nhà nước nên không cần phải bảo đảm tính tương thích như các bảng mã ở Âu châu.

Do đó, chúng tôi bàn bạc với nhau nhu cầu cần hình thành một nhóm thiết kế tiêu chuẩn tiếng Việt để có thể bút chiến với họ trong các mailing list và tranh luận với họ trong các cuộc họp ở thung lũng Silicon. Đó là lý do nhóm Vietnamese Standardization Working Group, gọi tắt là Viet-Std, ra đời vào mùa thu năm 1989.

Đã có tư cách nói chuyện với tập đoàn Unicode, nhưng lại không có một bảng mã chữ Việt nào có đầy đủ chữ Việt để có thể đưa ra cho họ xem trong quá trình bút chiến và tranh luận, nên chúng tôi phải tiến hành thiết kế một bảng mã 8 bit có đầy đủ chữ Việt thường cũng như hoa. Bảng mã mới này có tên gọi là VISCII (VIetnamese Standard Code for Information Interchange). Đồng thời, chúng tôi cũng tiêu chuẩn hóa qui ước viết chữ Việt bằng các ký tự ASCII thường được dùng trong email và Internet (thí dụ: to^i ye^u tie^'ng Vie^.t). Tiêu chuẩn này còn được gọi nôm na là bảng mã 7 bit tiếng Việt, có tên chính thức là VIQR (VIetnamese Quoted-Readable Specification). Cả hai tiêu chuẩn này được phát hành trong một tập san điện tử song ngữ năm 1992 (http://vietstd.sourceforge.net/report/rep92.htm) và trở thành chuẩn RFC1456 nộp lên ủy ban quốc tế đặc trách về tiêu chuẩn mạng Internet năm 1993.

Cuối cùng, nỗ lực vận động của chúng tôi thành công rực rỡ, tập đoàn Unicode chịu lùi bước và chấp nhận cung cấp mã số riêng rẻ (tức mã số dựng sẵn - precomposed) cho tất cả mẫu tự Việt vào năm 1993." [d]

 

1c. Làm sao giải quyết vấn đề?

 

Như trình bày ở trên, dùng cách ký âm của CQN hoặc tạo ra các ký tự mới để ghi âm cho chữ các DTTS chưa có chữ viết đều có vấn đề riêng của nó trong thời mạng toàn cầu. Vậy làm sao giải quyết vấn đề?

 

Thiết nghĩ, nếu dùng cách ký âm của Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) để ký âm cho chữ của các DTTS thì chữ sẽ là không dấu, ngắn gọn và tiện lợi cho việc gõ vì không cần phần mềm để gõ; và cũng không trở ngại gì cho việc hiển thị trên mạng.

Đó là do CVNSS4.0 là kiểu chữ không dấu rất ngắn cho tiếng Việt, chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh như tiếng Anh-Mỹ. Nó rút gọn tối đa CQN qua một số quy tắc và rồi dùng chữ cái để thay thế dấu thanh và dấu phụ.

 

Giả sử bạn được giao nhiệm vụ sáng tạo một bộ chữ viết cho một bộ lạc DTTS chưa có chữ viết.

Ví dụ ở bộ lạc đó, âm "phưởng khọeng"“đồng hồ”. Thay vì dùng cách ghi âm của CQN là "phưởng khọeng" thì ta có thể dùng cách ký âm của CVNSS4.0 là "fuzv kezr". Nó sẽ gọn hơn và không có dấu phụ như ở CQN.

 

CQN ghi được bao nhiêu âm tiết tiếng Việt thì CVNSS4.0 cũng ghi được bấy nhiêu âm tiết tiếng Việt.

Theo thống kê, CQN và CVNSS4.0 có thể ký âm được trên 25 nghìn âm tiết có nghĩa hoặc không có nghĩa trong tiếng Việt.

Với khả năng rất cao này, CQN và CVNSS4.0 có thể ký âm hầu hết âm tiết có nghĩa hoặc không có nghĩa trong các tiếng nói của các DTTS.

(Xin xem công thức CVNSS4.0 và danh sách hơn 25 nghìn âm tiết tiếng Việt ghi bằng CVNSS4.0 và CQN ở cuối bài này.)

 

Ngày nay, nhiều người DTTS biết đọc và viết thành thạo CQN. Nếu họ học thêm các quy tắc tốc ký CVNSS4.0 thì chính họ cũng có thể tự xây dựng bộ chữ không dấu cho tiếng nói của họ, chứ họ không cần phải đợi dân tộc Kinh xây dựng chữ viết cho các cộng đồng DTTS.

Nếu chính người DTTS xây dựng chữ viết cho tiếng nói của họ theo cách ký âm của CVNSS4.0 thì chắc chắn bộ chữ đó sẽ không có những hạn chế không đáng có như ở Chữ Quốc Ngữ hiện nay.

 

2. Bảo tồn văn hóa cho các DTTS

 

Tại các bảo tàng, thư viện cổ hay các trung tâm văn hóa lịch sử, người ta cần lưu trữ rất nhiều tài liệu, hồi ký, bản thảo…; các tài liệu này rất dễ bị mối mọt theo thời gian. Quá trình lưu trữ cần rất nhiều thời gian, công sức. Việc sắp xếp, lưu trữ hoặc tìm kiếm thủ công - với lượng văn bản giấy khổng lồ - là vô cùng vất vả và tốn nhiều nhân lực thực hiện. Tuy nhiên, mạng toàn cầu và mã Unicode ra đời đã giúp giải quyết bài toán đó một cách đơn giản hơn thông qua việc chuyển đổi ngôn ngữ theo một quy chuẩn nhất định. Các văn bản, tài liệu quan trọng được chuyển đổi từ dạng giấy sang file mềm. Nó giúp việc lưu trữ và bảo tồn nhiều di sản văn học/văn hóa của các dân tộc trở nên dễ dàng hơn.

 

Trong số các bộ chữ của 32 dân tộc đã có chữ viết thì cũng có nhiều bộ chữ mà các ký tự chưa đăng ký mã số Unicode, chưa có font chữ Unicode và chưa có phần mềm gõ trên máy tính.

Mà không có chữ viết hoặc chữ viết đã có nhưng chưa đăng ký mã số Unicode, chưa có font chữ Unicode thì rất khó để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ đó vì không quảng bá được trên mạng toàn cầu internet.

 

CVNSS4.0 có thể giúp giải quyết các vấn đề này vì bộ chữ tốc ký CVNSS4.0 chỉ có 26 chữ cái La-tinh, không cần phải đăng ký mã số Unicode.

 

Với các DTTS chưa có chữ viết thì ta có thể xây dựng chữ viết theo cách ký âm CVNSS4.0.

 

Còn với các DTTS đã có chữ viết lâu đời nhưng chưa đăng ký mã số Unicode thì ta vẫn ghi lại tiếng nói chữ viết đó theo cách ký âm CVNSS4.0 và rồi dùng cách ký âm mới này song song với chữ viết đã có lâu đời.

 

Lưu trữ và quảng bá chữ viết các DTTS trên mạng toàn cầu internet thông qua cách ký âm không dấu thì rất dễ dàng và hữu hiệu.

 

Như đã nói ở trên, CQN và CVNSS4.0 có thể ký âm được trên 25 nghìn âm tiết có nghĩa hoặc không có nghĩa trong tiếng Việt. Với khả năng cao này, CQN và CVNSS4.0 có thể ký âm hầu hết âm tiết có nghĩa hoặc không có nghĩa trong các tiếng nói của các DTTS.

 

Sau đây, là Danh sách toàn bộ 25.233 âm tiết tiếng Việt ghi bằng CVNSS4.0 và CQN để độc giả sử dụng.Sau đây, là Danh sách toàn bộ 25.233 âm tiết tiếng Việt ghi bằng CVNSS4.0 và CQN để độc giả sử dụng.

- https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ToanBo25233AmTietTiengVietGhiBangCVNSSvaCQN.txt

Hoặc:

- https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ToanBo25233AmTietTiengVietGhiBangCVNSSvaCQN.xlsx

 

3. Kết luận

 

Với những khó khăn và hướng giải quyết nêu trên, ta thấy CVNSS4.0 4.0 có thể tạo ra chữ viết cho ngôn ngữ của các DTTS, nhằm hạn chế tạo ra font chữ mới và bộ gõ mới.

 

Những ai quan tâm đến vấn đề này muốn tìm hiểu thêm về công thức và mục đích của CVNSS4.0 thì có thể tham khảo giáo trình “Chữ VN Song Song 4.0” ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVNSongSong.htm  

 

Dĩ nhiên, vấn đề này nếu có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học và chuyên gia xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing – NLP) thì sẽ được giải quyết nhanh chóng và hoàn hảo hơn.

 

--------------------

Tham khảo

 

[a] Tài liệu “Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019” (của NXB Thống Kê, trang 78)

01-Bao-cao-53-dan-toc-thieu-so-2019_ban-in.pdf (gso.gov.vn)

 

[b] Sách Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ,” Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961,

 

[c] Bài “Việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0” của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0fq5WNY4H6xT1Nog2e5W3jwJmL5qqpkCnwKqRRr1eQBKKhK46H3tmYMKZBpZx5wyZl&id=100024257933167

 

[d] Bài “Phỏng vấn Ts. Ngô Đình Học về WinVNKey và Chữ Việt Nhanh”, nhà báo Nguyễn Hữu Thiện thực hiện.

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhongVanNgoDinhHocVeWinvnkeyVaChuVietNhanh.htm

 

--------------------------------

 

 

B- CÁC BÀI ĐỦ THỂ LOẠI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ CHỮ VN SONG SONG 4.0

 

BÀI VIẾT CỦA ĐỘC GIẢ

 

1- Bài “Chữ Việt Nam Song Song 4.0 - tán thành hay phản đối?”

(của luật sư & nhà văn PHÚC LAI – Hà Nội, ngày 14-4-2020, Facebook: Phúc Lai GB https://www.facebook.com/phuc.lai.07)

Đoạn kết luận như sau:

“Tâm lý chung của con người là ngại thay đổi, và khi người ta nhìn thấy những ký tự lạ khó đọc sẽ thấy “ngứa mắt,” (khác gì tiếng nước ngoài đâu!) và nhanh chóng phản đối thì cũng tương tự như câu chuyện trước đây cụ Bùi Hiền bị người ta rủa xả thôi. Mỗi cách thể hiện chữ Việt mới đều là những cố gắng, nỗ lực rất đáng trân trọng và nghiêm túc xem xét, vì nếu thực sự nó có giá trị mà chúng ta bỏ qua thì thực có lỗi với dân tộc”.

Xem toàn bài ở:

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNamSongSong-TanThanhHayPhanDoi.htm

 

2- 19 bài viết về chữ Việt thời công nghệ số của Thạc sĩ NGÔ HOÀNG ĐẠI LONG (Long Ngo), chuyên viên xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Xem toàn bộ 19 bài ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/19BaiVeChuVietThoiCongNgheSo.htm

Ghi chú: Ngô Hoàng Đại Long hiện đang là Nghiên cứu viên tại Phân hiệu Đại học Quốc gia-TP.HCM tại tỉnh Bến Tre, có nhiều công trình khoa học – được công bố trên Scopus & WoS – liên quan đến hướng nghiên cứu của mình về Địa lý ngôn ngữ, nhất là các Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) trong GIScience.

(Facebook: Long Ngo https://www.facebook.com/dailong0606, Email: ngohoangdailong@gmail.com)

 

Trong 19 bài trên, có 3 bài sau đây liên quan mật thiết đến CVNSS4.0:

 

Bài “Chữ VN Song Song 4.0 trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0” của Long Ngo. (ngày 1-9-2022)

Xem toàn bài ở Trang mạng Thánh Địa Việt Nam Học:
https://vietnamhoc.net/chu-vn-song-song-cvnss4-0-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghe-4-0

 

Đoạn kết luận như sau:

“Có thể thấy, vì Dự án Cvnss4.0 là một nỗ lực cải cách chữ viết của nhóm tác giả – không dựa trên một lập luận ngôn ngữ học nào – mà dựa trên những mong muốn rất phi ngôn ngữ học tức là viết không dấu và tối ưu hóa bằng mọi giá, nên hóa ra nó lại có thể là một gợi ý quan trọng cho các dự án về công nghệ trong việc tận dụng sự cải cách chữ viết này, như tiếp tục cải tiến các bộ gõ như VNI hay Telex trên các thiết bị di động smarphone, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt không dấu và Cvnss4.0 trở thành một lợi thế trên môi trường máy tính. Việc thay đổi nhận thức xã hội phải có thời gian và lộ trình cụ thể cho từng dự án cộng đồng được ứng dụng cụ thể – từ đó, Cvnss4.0 sẽ được phát huy tính hiệu quả của nó.”

 

Bài “Giá trị tiếng Việt qua các minh chứng nghiên cứu. Thêm góc nhìn từ CVNSS4.0” của Long Ngo. (ngày 7-4-2023)

Xem toàn bài ở:

https://tinhte.vn/thread/gia-tri-tieng-viet-qua-cac-minh-chung-nghien-cuu-them-goc-nhin-tu-cvnss4-0-tac-gia-ngo-long.3654473/

Hoặc xem ở: https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/pfbid0RfaM7fUo3xftK7dMstFpdXKu5nyv91BrRH4vActVXEu62d5gpT7v3k1PZjm21UPql

 

Đoạn kết luận như sau:

“CVNSS4.0 là kiểu viết ngắn gọn để diễn ngôn cho tiếng Việt trong môi trường số, không dấu và dấu thanh, chỉ dùng 26 chữ cái bảng chữ cái Latinh để mã hóa thông tin hiệu quả. Tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc Việt có từ thời Hùng Vương, vượt qua 1000 năm Bắc thuộc, phát triển đến ngôn ngữ cô đọng ngày nay. Dẫu trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, qua nhiều hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ khác nhau. Song Tiếng Việt là tinh hoa, là bản sắc và linh hồn của văn hóa Việt, giúp dân tộc đứng vững và mãi mãi sau này. Nghiên cứu giá trị tiếng Việt là nhắc nhở để hiểu và giữ gìn di sản to lớn này, góp phần làm giàu, phong phú ngôn ngữ của dân tộc khẳng định sức mạnh trên mọi môi trường.”

 

Bài “Chữ VN Song Song 4.0 từ "phát kiến" đến sự hình thành giả thuyết cho bộ chữ Bila” của Long Ngo. (ngày 22-3-2023)

Xem toàn bài ở:

https://tinhte.vn/thread/chu-vn-song-song-4-0-tu-phat-kien-den-su-hinh-thanh-gia-thuyet-cho-bo-chu-bila-tac-gia-long-ngo.3652217/

Hoặc xem ở:

https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/pfbid02amViguL5X4YY5XMePPceq5D5NDTjsmaRp29oLCk6jkFFxtLkJjwZW5MjDPQ2a8s4l

 

Đoạn mở đầu như sau:

“Bộ chữ mới Bila này được đặt theo tên hai đồng tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm. “Bila” ghép từ 2 chữ cái đầu tiên của chữ Bình và Lâm. Sau hơn 40 năm nghiên cứu về vấn đề cải tiến chữ Việt, hai tác giả đã phát kiến ra bộ chữ Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) được công nhận bản quyền số 1850/2020/QTG.

Để ghi nhận sự đóng góp của họ, chúng tôi gọi bộ chữ CVNSS4.0 là “bộ chữ Bila”, tên tiếng Anh là Bila Script Language (BSL) trong môi trường máy tính.”

 

 

3- Hai bài viết của độc giả HUONG HOAI, hiện làm việc trong lĩnh vực tài chính.

(Facebook: Huong Hoai https://www.facebook.com/Huong.Sawadi)

 

Huong Hoai: “Cảm ơn ai đã sáng tạo ra Cvnss4.0”

Nguồn hình:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid023k4B1YJyKYr9aCoK34yiKiwkC42MrCvgiM7NRqSsC39rnjan9KZUTfW2gALrgbiql&id=100002990371992&mibextid=Nif5oz

 

Bài “Chữ VN Song Song 4.0 góc nhìn dân dã” của Huong Hoai. (ngày 16-1-2023)

Xem toàn bài ở:

https://tinhte.vn/thread/chu-vn-song-song-4-0-goc-nhin-dan-da-tac-gia-huong-hoai.3625205/

Hoặc xem ở:

https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/permalink/925392945541487/?mibextid=Nif5oz

 

Đoạn kết luận như sau:

“Tóm lại, tôi ủng hộ CVNSS4.0 nó là một điểm sáng, à không phát kiến trong ngành ngôn ngữ thì đúng hơn. Mà nói thiệt ngành tài chính, tín dụng sẽ dùng CVNSS4.0 như một giải pháp trong "thu hồi nợ" đối với khách hàng. Vì sẽ giữ được tôn nghiêm cho khách hàng của mình.”

 

• Bài “Trong tài chính sử dụng tiếng Việt không dấu, vì sao?” của Huong Hoai. (ngày 16-1-2023)

Xem toàn bài ở:

https://tinhte.vn/thread/trong-tai-chinh-su-dung-tieng-viet-khong-dau-vi-sao-tac-gia-huong-hoai.3642702/

Hoặc xem ở:

https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/permalink/925356385545143/?mibextid=Nif5oz

 

Đoạn mở đầu như sau:

“- Việc sử dụng chữ tiếng Việt không dấu trên hóa đơn điện tử thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn nhưng phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC. Do đó, Tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn điện tử được lập.”

Trong tài chính sử dụng tiếng Việt không dấu, vì sao? (Tác giả: Huong Hoai)

 

4- Bài “Đôi lời về Chữ Quốc Ngữ”

(của nhà giáo HOÀNG VĂN BÁT, ngày 23-5-2020, Facebook: Bát Hoàng https://www.facebook.com/bat.hoang.9)

Xem toàn bài ở:

https://tinhte.vn/thread/doi-loi-ve-chu-quoc-ngu-tac-gia-nha-giao-hoang-van-bat.3158430/)

Hoặc xem ở:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1489698591232613&set=a.399274996941650&type=3&theater

 

Đoạn kết luận như sau:

“Trách nhiệm này không chỉ của riêng ai? Và…chẳng ai muốn làm để rồi bị những kẻ khác “ném đá?”.
Chữ quốc ngữ có được như hôm nay…nó đã trải qua lịch sử chỉnh sửa gần 400 năm (khoảng 1626 – 2020)? Và theo thời gian nó sẽ còn tiếp tục được chỉnh sửa bổ sung nữa.
Chữ viết là phương tiện để chuyển tải ngôn ngữ? Phương tiện phải được cải tiến, thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nó chẳng khác chi chiếc xe đạp dùng để đi, tất nhiên là nhanh hơn đi bộ? Trên xe đạp là xe gắn máy, tàu điện, tàu hỏa, máy bay, phi thuyền và...
Viết những dòng này, tôi chỉ mong một điều là tất cả chúng ta hãy cùng nhau sống có trách nhiệm, yêu thương, góp ý chân thành, giúp đỡ nhau, động viên nhau, cùng nhau xây dựng…để chữ viết của chúng ta ngày càng hoàn hảo hơn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này./.

 

5- Một số bài viết của ông NGUYỄN VĂN CHUNG (biệt danh “Ông Chung phây búc”), cựu chiến binh QĐNDVN (Facebook: Vanchung Nguyen https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884)

Ông Nguyễn Văn Chung (gần 80 tuổi, thương phế binh QĐNDVN) dù bị hỏng 1 mắt và sức khỏe yếu nhưng ông quyết tâm học CVNSS4.0 để phản bác nó, nhưng sau khi học xong thì ông quay sang ủng hộ CVNSS4.0.

Sau đó, ông viết nhiều bài viết trên trang phây búc cá nhân bằng 2 kiểu chữ, CQN và CVNSS4.0, để quảng bá cho CVNSS4.0 từ cuối năm 2021 đến cuối năm 2022.

Qua năm 2023, sức khỏe ngay càng suy yếu, lại phải chăm sóc vợ nhà bịnh nặng, còn phải lo việc quay phim các dịp ở quê hương Hải Dương nơi ông sinh sống, cho nên ông không tiếp tục viết 2 kiểu chữ trên phây búc cá nhân nữa.

Ông Nguyễn Văn Chung có biệt danh là “Ông Chung phây búc” vì ông quay rất nhiều video cảnh sinh hoạt quê hương nơi ông sinh sống và đăng trên phây búc của ông. 

 

Sau đây là 4 bài tiêu biểu:

 

• Bài “Mấy lời gửi Phương Thảo” (ngày 3-11-2021)

https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884/posts/pfbid023TgYHqtnrTzqDK6sFiXw9CVosZWSsjs8CKZeXpkDUGqJMERQXr3qPNT5c698NXccl

[Trích đoạn] “Cần nói thêm với Phương Thảo: CVNSS4.0 ra đời KHÔNG PHẢI LÚC THAY THẾ CHỮ QUỐC NGỮ, mà nó SONG SONG VỚI CHỮ QUỐC NGỮ. Ai thấy CVNSS4.0 hữu ích thì học (người nhắn tin bằng chữ không dấu chẳng hạn). Ai không thấy hữu ích hoặc không thích CVNSS4.0 thì cho qua.

CVNSS4.0 là một công trình khoa học, hữu ích tuyệt vời. Không có gì là "tội đồ" hay "phản Quốc" ở đây hết.”

 

• Bài “Cuộc điện thoại làm tôi tỉnh ngủ” (ngày 26-12-2021)

https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884/posts/pfbid0UDMDfhBnUuQH7y2h3CTR6GFcduvstM43AuuspxEBbb4zaRbLsuN7aPDKRm1fWQZtl

Đoạn cuối bài như sau:

“Tôi thấy với tình hình Đất nước ta hiện nay, hai loại chữ viết: Chữ Quốc ngữ (chữ có các dấu riêng biệt) và Cvnss4.0 (chữ không có các dấu riêng biệt), cần được lưu hành song song một cách rộng khắp để đáp ứng nhu cầu phát triển của Đất nước hiện nay.

Vì lẽ đó mà tôi ủng hộ Cvnss4.0. Tôi nghĩ: Việc gì biết có lợi cho Quốc Gia mà không gắng góp phần ủng hộ, thì đó cũng là một cái tội thiếu trách nhiệm! Mong ông hiểu tôi. Chúng ta mãi mãi là bạn thân!”

 

Bài “Chuyện mình – chuyện người” (ngày 16-1-2022)

https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884/posts/pfbid0j6YdMacSKPWwtBSYuSZ84VtGRocor4pKRS87QjEdPmHGVmiYDe979XjNiNAsjps4l

[Trích đoạn] “CVNSS4.0 ngắn, gọn, người biết CQN học CVNSS4.0 rất dễ. Phát âm, chuyển tải tinh thần của tiếng Việt thì: CVNSS4.0 y chang CQN.

Còn một số người chống phá CVNSS4.0, chống luôn cả những người yêu thích CVNSS4.0 nhưng không đưa ra được bằng chứng cụ thể, nói cách khác thì một số người này, chống phá cái mà không biết cái đó như thế nào! Thí dụ: Họ nói "CVNSS4.0 chẳng ra chữ Tây, chẳng ra chữ Tàu..." chỉ ngần ấy thôi, tôi cũng biết người này không hiểu gì về CVNSS4.0.”

 

• Bài “Chỉ tại chưa tìm hiểu Chữ VN Song Song 4.0” (ngày 21-1-2022)

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1572022289831652&id=100010716879877

Hoặc xem ở:

https://tinhte.vn/thread/chi-tai-chua-tim-hieu-chu-vn-song-song-4-0-cvnss4-0-tac-gia-vanchung-nguyen.3468558/

 

Đoạn cuối bài như sau:

“Sau, tôi viết tên ông Thịnh, cháu Vượng, con trai Thành bằng CVNSS4.0, để mọi người xem như sau: Wylg Ducx Thihr; Wylg Vano Vuzh; Wylg Vano Thahl. Đọc, phát âm y chang CQN, là: Nguyễn Đức Thịnh; Nguyễn Văn Vượng; Nguyễn Văn Thành.

Xem xong, khi hiểu ra, ông Thịnh nói một câu: Chỉ tại em không tìm hiểu CVNSS4.0. CVNSS4.0 thật tuyệt vời. Nhà nước mà áp dụng CVNSS4.0 vào cuộc sống thì tốt quá!”

 

Bài “Trả lời ông Phạm Sinh về Chữ VN Song Song 4.0” (ngày 16-7-2022)

https://www.facebook.com/vanchung.nguyen.1884/posts/pfbid02Aqfd4TM8z8vTCfnzBrdEgA1eikLHiZnShw7ZyX9pxEt1UgUQkVFFYyDeFZfwZiV7l

Hoặc xem ở:

https://tinhte.vn/thread/tra-loi-ong-pham-sinh-ve-chu-vn-song-song-4-0-tac-gia-vanchung-nguyen.3544393/

 

[Trích đoạn] “Và nhớ rằng: Các Tác giả CVNSS4.0 cũng là người (không phải Thần Thánh) chỉ uyên bác hơn chúng ta, và dùng "cái" uyên bác ấy nhằm đưa chữ của tiếng Việt lên tầm cao mới mà thôi. Cho nên, nếu phát hiện điều gì chưa hợp lý, chúng ta hãy thẳng thắn trao đổi với các Tác giả với tinh thần tôn trọng, bình đẳng, yêu thương...”

 

 

6- Bài “Hữu xạ tự nhiên hương”

(của cô giáo văn TRẦN THỊ MINH, ngày 14-3-2022, Facebook: Trần Thị Minh https://www.facebook.com/profile.php?id=100004593123493)

 

https://tinhte.vn/thread/huu-xa-tu-nhien-huong-tac-gia-tran-thi-minh.3488570/

Hoặc xem ở:

https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/pfbid02sLSpRpbSPfjdfFmxcMK9w7kH4UkYw6qBY2WiLKH2FxxMjv88aXxoKM4VxqLr7iEol

 

Đoạn kết luận như sau:

“Việc hiện nay rất nhiều người “ném đá” chữ VNSS4.0 cũng là điều dễ hiểu vì tâm lý chung sợ học lại, sợ thay đổi chữ viết, mà họ không nghĩ rằng, hiện tại chưa có nơi nào “bắt” học chữ này cả. Ngay các giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học cũng lên tiếng nhà nước chưa có chủ trương dùng chữ này...

Càng hay! Cứ để chữ VNSS4.0 ngấm dần dần vào cộng đồng. Đến một giai đoạn nào đó, tự nó khắc tỏa hương.”

 

7- Bài “Tiếng (nói) Việt còn – nước ta còn”

(của NGUYỄN THIỆN TOÀN, ngày 23-2022, Facebook: Nguyễn Thiện Toàn https://www.facebook.com/tinhyeuvatien)

 

1/ Nguyễn Phước Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh?

 

Hầu hết các văn bản, sách báo hiện nay, chúng ta đều thấy khi nhắc đến vua Gia Long thì đều được ghi là Nguyễn Phúc Ánh, mặc dù tên đúng của ngài là Nguyễn Phước Ánh. Tại sao lại có chuyện như vậy? Phúc và Phước 2 chữ viết khác nhau rõ ràng thế mà?

 

(chữ Hán): PHÚC là 1 từ hán việt, còn (chữ Nôm): PHƯỚC, là 1 từ thuần Việt, trong hán tự chỉ có chữ Phúc không có chữ Phước, vì thế các tiền nhân đã sáng tạo chữ Nôm để kí âm những từ mà chữ Hán không có. Từ đây ta có thể suy ra rằng tiếng nói và chữ viết là 2 phạm trù riêng biệt. Ta có thể vẽ dấu mũi tên để hàm ý về hướng đi, người khác cũng có thể vẽ 1 ngón tay đang chỉ về 1 phía cũng dùng để chỉ hướng vậy. Đấy là quá trình tiến hoá của con người nói chung và người Việt nói riêng. (các bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm Phan Châu Trinh/Phan Chu Trinh xem tên nào viết đúng).

 

Vào cái thuở người Việt còn xài Hán tự ( ) thì những chữ như "mẹ con", "trời xanh", "mây trắng", "ăn cơm", "sông núi"..., không có cái chữ Hán nào phát âm, kí âm được. Chỉ có những chữ Hán đồng nghĩa nhưng đọc âm Việt-Hán, là "mẫu tử", "thanh thiên', "bạch vân", "thực phạn", "giang sơn".

"Mẹ con", "sông núi", "trời xanh", "ăn cơm"...  tạo thành vốn liếng âm thuần Việt, kêu bằng là phải chịu cảnh lang thang bên ngoài văn tự chính thống (Hán tự). Thành thử giới sĩ phu người Việt mới nghĩ ra CHỮ NÔM, tức là một hệ thống văn tự ghi lại hết thảy các âm thuần Việt, chấm dứt tình cảnh lang thang của quốc âm thuần Việt!

Chữ Nôm, nói nào ngay, coi rắc rối lắm - nhưng có giá trị đáng ghi nhận. GIÁ TRỊ ở chỗ: Văn tự của một đất nước thì phải ghi cho bằng được tiếng nói của dân tộc!

 

Văn tự nói cho cùng chỉ là cái vỏ, TIẾNG NÓI mới là cái tinh túy nhứt, tạo nên sự khác biệt. Tiền nhân chúng ta KHÔNG nói tiếng Tàu, mà phát âm theo cách của người Việt ("âm Việt-Hán", tức nói tiếng Việt dựa trên cải vỏ Hán tự), hết sức độc đáo. Lại còn phát minh ra được chữ Nôm để kí âm những từ không có trong từ điển tiếng Tàu.

 

"Âm Việt-Hán", xin được nhắc đi nhắc lại để cùng nhau nhớ rằng, đó là Tiếng Việt, thuộc về một phong cách diễn ngôn của người Việt. Ví dụ: mượn chữ trong Hán tự, mặc kệ người Tàu đọc "shuǐ", tiền nhân chúng ta đưa tiếng Việt vào, đọc thành "Thủy" (âm Việt-Hán). "Thủy" - có nghĩa là "nước". Nhưng "nước" lại không nằm trong những lớp chữ đọc theo "âm Việt-Hán", mà thuộc về "âm Việt". Những thứ trên gọi là Đa chuẩn ngôn ngữ (polycentric language) là hiện đại; còn đơn chuẩn ngôn ngữ (monocentric language) lạc hậu ít nhứt nửa thế kỷ! Giả dụ nếu chúng ta không tiếp thu thêm các chữ viết của nước khác , vậy chúng ta có thể tìm được từ nào thuần Việt để chỉ về các từ sau không như: khoa học, công nghệ, dân quân ....

 

2/ Quay trở lại với Chữ Quốc Ngữ, từ những ngày đầu manh nha hình thành cho tới khi được công nhận chính thức và được sử dụng cho tới ngày nay với 29 chữ cái và 52 vần, đã dần thay thế cho chữ Nôm, Chữ Hán khó học khó nhớ mà còn ghi lại được chính xác những gì được nói ra. Lại còn bổ sung thêm các từ tiếng nước ngoài như cái can, kí lô, xăng, laptop... để bổ sung thêm vào kho từ vựng tiếng Việt, góp phần phong phú thêm tiếng Việt.

 

Tuy được xem là hoàn chỉnh và chưa có nhu cầu cấp thiết cải tiến chữ Quốc ngữ nhưng việc tìm ra một cách ghi tối ưu, hợp lí và ngắn gọn hơn cho tiếng Việt vẫn là việc nên làm, vì thiết nghĩ đang vận hành hiệu quả không có nghĩa là không thể vận hành hiệu quả hơn hiện nay.

 

Trước đây phong trào cải tiến chữ Quốc ngữ đã được thực hiện nhiều nhưng không hiệu quả và thành công vì vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, hiện nay có 1 kiểu chữ mới ra đời, đáp ứng được kì vọng đó là Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) có thể tham khảo thêm tại đây:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm

 

Với việc có dấu mũ và 5 thanh âm, chữ viết hiện nay gây trở ngại khi làm việc với máy vi tính, nhất là lập trình, cơ bản là máy tính xài ngôn ngữ nhị phân, vậy nếu muốn tiến xa về ngành công nghệ thông tin, chúng ta phải tạo ra chữ viết mới loại bỏ được dấu mũ và thanh âm. Hiện nay có 2 tác giả đã làm được việc ấy bằng việc ra đời của bộ chữ Việt Nam song song 4.0.

 

Độc giả nào quan tâm, có thể trải nghiệm kiểu chữ mới trên máy vi tính bằng việc kết hợp vào bộ gõ EVKEY trên hệ điều hành window tại đây:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/GoNhanhChuVietTrenMayViTinhBangKieuGoCVNSS4.0VoiBoGoEVKey.htm

 

Tuy tiện lợi và khả dụng nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều rằng kiểu chữ này không đánh vần được, không đáp ứng về mặt âm vị. Tuy nhiên vấn đề đã được giải đáp tại đây:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm

 

Nếu ngày xưa cụ Nguyễn Du viết truyện kiều bằng chữ Hán thì ngày nay chúng ta có những vần thơ bất hủ ấy không? Chính nhờ viết bằng chữ Nôm, là âm tiếng Việt, phương ngữ Việt nên nhờ thế ta mới thấy được cái tài cái hay của cụ. Nếu cụ viết bằng chữ Hán, nay dịch lại thì giọng văn sẽ giống thơ Đường, sẽ không còn "Trăm năm trong cõi người ta" nữa mà thành "Nhân thọ dĩ bách niên vi kì". Trong khi đó, nếu các nhà truyền giáo nghĩ ra CVN hoặc CVNSS vào thế kỷ 17 chẳng hạn, khi ấy Nguyễn Du sẽ viết "Trăm năm trog cõi wừj ta / Tramo namo trogp cois wujk ta" ngữ nghĩa vẫn không thay đổi.

 

Cũng thế, Chữ Quốc Ngữ hiện nay không đáp ứng được với những người làm về CNTT, không thể mã hoá trong thời đại Big Data này được, cần phải có 1 cách tiếp cận khác để máy tính hiểu được người mới thành công trong môi trường số hoá này, không cải tiến là lùi. Vậy còn chờ chi mà không công nhận CVNSS4.0.

 

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!.

 

***

Tham khảo:

-        https://thoixua.vn/sai-gon-xua/a-be-xe-hay-a-bo-co-su-phong-phu-trong-ngon-ngu-cua-viet-nam-xua-va-nay.html

-        http://chvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm

-        http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm

-        http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm

-        https://www.giaoduc.edu.vn/bat-hop-ly-cua-chu-quoc-ngu.htm

-        https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1274876082946369

-        https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1275539126213398

-        https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1270819910018653

-        https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1272116289889015

 

Email: nguyenthientoan200@gmail.com

 

NGUỒN:

https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/permalink/701429317937852/

 

8- Bài “Vài lời tâm sự”

(của NGUYỄN VĂN LUẬN, ngày 14-4-2022, Facebook: Nguyễn Văn Luận https://www.facebook.com/vanluan.nguyen.7169709)

Xem toàn bài ở: https://www.facebook.com/vanluan.nguyen.7169709/posts/pfbid02pa8yXMqJjUoxd63mnNF3rxyH3i4nrFuzrYKbtV4btsit3tDdY82fpn6e29KSMbccl

 

Đoạn mở đầu như sau:

“Mình cũng đã từng có thời gian khoảng chừng một tuần, nhưng cách đây khoảng dăm năm, là mình đã có nghiên cứu để tạo ra một loại chữ Việt không dấu. Loại chữ mới này dựa trên cơ sở bộ chữ quốc ngữ Việt Nam hiện hành. Nhưng sau một tuần mày mò, nghiên cứu, thì mình cảm thấy việc này là việc cực lớn lao mà với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì không thể tưởng tượng nổi, chứ đừng nói đến là làm được một chút gì . Sau đó mình thấy giáo sư Bùi Hiển có quảng cáo bộ chữ mà ông sáng tạo ra, nhưng mình thấy kiểu chữ của ông vẫn có dấu nên mình không thích. Cách đây hơn một năm thì mình thấy bộ Cvnss4.0 xuất hiện trên mạng Facebook, thì làm cho mình có cảm tình liền, vì kiểu chữ không dấu này thuộc về gu thích của mình. Hơn nữa bộ Cvnss4.0 này đã được bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cấp bản quyền sáng chế.

Qua sự tìm hiểu thì mình thấy bộ chữ này của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình có rất nhiều ưu việt so với bộ chữ quốc ngữ. Vậy là mình theo dõi trên trang Tôi Yêu Chữ Việt 4.0. Rồi mình căn Nhóm này vừa mới có thành viên thứ 125, là mình gia nhập liền, để mình được mang con số 126 của nhóm vào ngày 22/3/2021.

Con số 126 với mình có nghĩa là con số đi lên (1 lên 2, rồi 2 lại lên 6). Đó là bước đầu thì đi lên còn chậm, sau đó đi lên rất nhanh. Số 126 theo quan niệm của người Nam Bộ là số có 9 nút, mà người ta hay quan niệm số rất đẹp ở biển số xe tại Việt Nam. Số 26 là số con rồng, được hiểu là một con rồng. Điều này thể hiện sự mong muốn sự tiến bộ trong nhận thức của mình cùng sự phát phát triển của bộ chữ này. Qua tìm hiểu, học về bộ chữ này lại càng làm cho mình thêm thú vị. Bởi bộ chữ này có công thức chuyển đổi qua lại giữa bộ chữ này với bộ  chữ quốc ngữ và bộ chữ viết tốc kí của Trần Tư Bình là rất nhanh và chính xác. Một buổi sáng thì mình có thể chuyển đổi 3254 câu thơ trong Truyện Kiều từ chữ quốc ngữ sang Cvnss4.0 và bộ chữ viết nhanh.

Và cũng với thời gian đó có thể chuyển 3254 câu thơ đó từ Cvnss4.0 sang chữ Quốc ngữ và kiểu chữ viết nhanh. Và cũng từ cái công thức này, mình cũng có thể chuyển số câu thơ trên từ kiểu chữ viết nhanh sang Chữ Quốc ngữ và Cvnss4.0.

Nếu các bạn không tin thì các bạn thử bảo mình chuyển 500 câu thơ từ câu đầu tiên là số câu bao nhiêu, từ Chữ quốc ngữ sang Cvnss4.0. Trong vòng chưa đầy 10 phút từ khi bạn yêu cầu, là bạn đã nhận được kết quả liền do mình gửi kết quả.

Khi mình đã là thành viên của nhóm thì mình cũng thường viết bài theo kiểu Cvnss4.0 đăng lên trang của nhóm. Đồng thời mình cũng rất tích cực tham gia tranh luận, phản biện ở các bài viết và các lời bình trong các bài viết mà các thành viên trong nhóm đã đăng lên. Qua hơn một năm gia nhập nhóm thì mình thấy rằng: Hai tác giả của công trình này bị rất nhiều người "ném đá",  bị xúc phạm nhưng họ vẫn đeo đuổi một cách bền bỉ với "sản phẩm" đầy yêu qúy mà họ đã tạo ra. Nếu như công trình này rồi tương lai được một bộ phận người đông đảo trong xã hội quan tâm, sử dụng, thì đó là một công trình mang tầm vóc thế kỉ về chữ viết của người Việt mà từ 100 năm lại nay, mình chưa thấy ai làm được.

Tuy mình cũng đã thấy một số người cũng đã tạo ra những bộ chữ có hình thức khác nhau. Nhưng chắc các bộ chữ đó còn khiếm khuyết nhiều nên họ không dám trưng ra cộng đồng, hoặc họ chỉ le lói ra nhưng không dám thi đấu một cách công khai.

Làm một cái việc rất lớn lao mà thành công thì việc làm của các tác giả đó thật sự vĩ đại. Ở đời việc gì mà ai cũng làm được thì việc đó nếu thành công thì cũng chẳng mấy có giá trị. Còn việc làm lớn lao lạ lẫm mà thành công thì công sức tiền bạc phải đổ ra rất nhiều. Đặc biệt những tác giả này thường ngay ban đầu rất dễ bị một số đông người sẻ xúc phạm, "ném đá" tới tấp không thương tiếc một cách thường xuyên.

Thôi thì đã dám làm việc lớn thì phải chấp nhận sự cản trở vô cớ hay là cố ý của một bộ phận không nhỏ trong xã hội là chuyện bình thường.

Đừng tưởng làm tổng thống nước Mĩ là được đại bộ phận dân chúng yêu thích, ca ngợi. May ra điều đó chỉ chưa tới 60% mà thôi.

Chuyện hai tác giả của công trình này bị "ném đá" là bình thường. Còn mình là người ủng hộ công trình này bị "ném đá", bị một số người dùng lời lẽ tục tỉu xúc phạm, thì mình cho đó cũng là điều bình thường.

(…)”

 

 

9- Bài “Vài lời nhắn gửi”

(của TRẦN MINH HẰNG, ngày 8-11-2022, Facebook: Trần Minh Hằng https://www.facebook.com/tranminhhang1990)

Xem toàn bài ở:

https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/posts/876194490461333/

 

Phần cuối bài như sau:

“Hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm đã cố gắng bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để sáng tạo ra loại chữ viết mới rất độc đáo, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người dùng, thế nhưng cuối cùng họ được đổi lại là gì? Phải chăng là sự xúc phạm thô thiển. Tôi đã theo dõi rất nhiều comment trên hai trang “Tôi yêu chữ Việt 4.0” và fanpage Chữ Việt Nhanh và Chữ VNSS4.0 nhiều khi thấy rất bất bình và “nổi gai” về trình văn hóa của một số người. Nhiều comment dưới các tút của hai tác giả này là những comment xúc phạm, hằn học dù những stt chẳng gây ảnh hưởng gì đến họ, không động đến miếng cơm manh áo của họ.

Khi bạn gõ những dòng chữ phản bác chữ VNSS4.0, trước hết bạn hãy đọc qua nó một lần, và nếu có thời gian hãy thử viết vài chữ (không yêu cầu phải học vội). Bạn hãy viết thử vài chữ theo công thức có sẵn, bạn sẽ có đủ cơ sở lý luận để bài bác nó. Tôi nói câu này chắc chắn sẽ có những độc giả vặn lại và so sánh. Ví dụ có người so sánh việc học chữ để phản bác nó với việc cảnh sát phải dùng ma túy mới được bắt ma túy… Các bạn nên nhớ, mọi sự so sánh đều là khập khễnh các bạn nhé. Để tranh luận về vấn đề này nếu cần, tôi sẵn sàng tranh luận đến cùng với các bạn.

Các bạn lại nghĩ loại chữ này phá nát chữ quốc ngữ, nghĩ vậy bạn càng sai, càng thể hiện cái không hiểu về chữ Việt, văn hóa Việt của bạn. Các tác giả và những người yêu quý chữ này cũng chỉ mong nó được dùng song song với chữ quốc ngữ thôi bạn nhé. Còn mọi nỗ lực của tác giả và mọi người đến cuối cùng trong vài chục năm nữa cũng không được như mong muốn thì đành chịu. Trong chặng đường ấy họ cũng không làm sứt mẻ một hạt cơm nào của gia đình bạn. Bạn nhớ nhé!

Các bạn cũng đừng cho rằng, loại chữ này của những kẻ tâm thần. Càng sai! Đầu óc bạn có sáng láng gấp 10 “bọn tâm thần” này đi, cũng không thể sáng tạo bằng 1/10 của “những kẻ tâm thần” này.

Vậy nên, thay vì mạt sát các tác giả và những người đang học chữ VNSS4.0 của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm, các bạn hãy sáng tạo ra một cái gì đó có ích cho gia đình bạn và bản thân bạn thì thiết thực hơn.

Vài lời trong những phút cuối cùng của ngày đầu tháng, mồng 1 tháng 11 năm 2022.”

 

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

 

10- Bình luận của ông NGUYỄN TRỌNG DŨNG, chuyên viên công nghệ thông tin (tháng 3-2021)

(Facebook: Nguyễn Trọng Dũng https://www.facebook.com/dungtrong)

Xem toàn bài và hình chụp ở:

https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/pfbid0VUjicBT2q5cbVnSmP52D34yigAZY684SWZMP5EGd1SgowsSJWjVQaHmkJ4DgFf2ml

 

"Chữ 4.0 là phát kiến lớn nhất về tiếng Việt từ Alexandre de Rhodes”.

Đó là nhận xét của chuyên viên công nghệ thông tin làm việc trong phòng nghiên cứu hàng đầu.

 

Sau khi, ông Nguyễn Trọng Dũng, xin gia nhập nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0” ở Facebook (https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0), ông Dũng đặt một số câu hỏi sâu liên quan về Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0).

Sau phúc đáp những câu hỏi và trao đổi qua lại giữa ông Dũng với cả hai tác giả CVNSS4.0 là Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, bất ngờ ông Dũng viết 1 bài dài giới thiệu công việc anh đã và đang làm nhiều năm trong lĩnh vực xử lý tiếng Việt ở công ty tin học hàng đầu, cùng lý do quan tâm đến CVNSS4.0, cũng như các lý do mà ông Dũng cho rằng "Chữ 4.0 là phát kiến lớn nhất về tiếng Việt từ Alexandre de Rhodes”.

***

Toàn bộ bài như sau:

“Tôi xin tự thanh minh một chút để các tác giả và thành viên khỏi nghĩ là tôi có ý bới móc chữ 4.0.

Tôi viết dòng code máy tính đầu tiên vào năm 1985, ngay từ khi tiếp xúc với máy tính tôi đã gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Việt trên máy tính.

Việc sử dụng tiếng Việt trên máy tính không được thuận tiện như tiếng Anh trên 4 phương diện:

 

- Phần mềm hoặc máy tính đang dùng không hỗ trợ.

- Đọc: tiếng Việt khó nhận diện dấu, nhất là với chữ hoa trên phông chữ nhỏ.

- Viết: nếu gõ nhầm sẽ mất thời gian để sửa.

- Một số vấn đề ít nổi trội hơn như sắp xếp, tìm kiếm.

 

Có hai nguyên nhân:

- Do hệ thống (máy tính và phần mềm),

- Do bản thân tiếng Việt.

 

Theo thời gian, nhờ tiến bộ của công nghệ và cố gắng của các lập trình viên nguyên nhân thứ nhất được khắc phục dần dần, dù sẽ không bao giờ được triệt để. Về phía mình tiếng Việt vẫn giữ nguyên không có thay đổi gì như thời viết bằng bút.

 

Từ khi là sinh viên tôi đã nghĩ cách Việt hoá DOS, rồi đến năm 1990 khi đi làm tôi nghĩ cách làm bàn phím và phông tiếng Việt cho Windows. Tôi bỏ ý định này sau một thời gian vì không có cách gì cài đặt một bàn phím và bộ phông Windows hoàn hảo theo ý tôi.

 

Tôi liên tục làm việc trong một phòng nghiên cứu hàng đầu về xử lý tiếng Việt nhưng ít liên quan trực tiếp đến vấn đề về bàn phím và phông chữ. Nhưng tôi vẫn quan tâm liên tục đến vấn đề này để tìm một giải pháp hoàn hảo ít nhất là cho bàn phím.

 

Các bàn phím tiếng Việt cho Windows được dùng phổ biến ở Việt Nam không "hoàn hảo" theo nghĩa khi gõ các chữ tiếng Việt bị gạch đỏ, nghĩa là máy không hiểu đó là tiếng Việt, và dùng một kĩ thuật mà Microsoft nói là không chính thống trong tài liệu từ năm 1990.

 

Cho tới tận năm 2013 nhóm của tôi mới đưa ra một bàn phím telex theo những công nghệ chính thống để phát triển bàn phím của Microsoft. Khi gõ tiếng Việt bằng bộ gõ này thì các chữ sẽ không bị gạch đỏ nữa. Tuy vậy bộ gõ này cũng không hoàn hảo. Lỗi không tại chúng tôi, mà để phát triển trọn vẹn chúng tôi cần những kỹ thuật mà Microsoft chỉ dành riêng cho bàn phím tiếng Trung, tiếng Hàn, và tiếng Nhật. Sau 2 phiên bản với một số người dùng rất hạn chế chúng tôi không phát triển nữa.

 

Sau đó với áp lực của cộng đồng khoảng 4-5 năm sau Microsoft cũng đưa ra một bàn phím telex chính thống. Tôi không thích dùng Windows nữa nên cũng không muốn kiểm thử bàn phím này. Hy vọng là vì Microsoft làm chủ được công nghệ hoàn toàn nên có thể khắc phục được những khó khăn về kỹ thuật của chúng tôi.

 

Tuy nhiên sau hơn ba chục năm suy nghĩ, tôi cho rằng chỉ có chữ Việt không dấu mới có thể là "giải pháp hoàn hảo", nên tôi rất vui mừng khi biết đến CVNSS 4.0 cách đây khoảng 1 năm. Tôi đem khoe ngay với các đàn anh đàn chị của mình. Những người này đều là những người có gắn bó với xử lý tiếng Việt từ những ngày đầu tiên. Tôi nói, gần như nguyên văn: đây là phát kiến lớn nhất về tiếng Việt từ Alexandre de Rhodes. Nhưng buồn thay mọi người không tỏ ra một chút quan tâm. (tôi phải đi, sẽ viết tiếp).”

 

11- Bình luận của cô giáo TRẦN THỊ MINH (ngày 13-09-2021)

(Facebook: Trần Thị Minh https://www.facebook.com/profile.php?id=100004593123493)

 

 

Sau khi tác giả Kiều Trường Lâm chia sẻ bài đăng: Đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra "Lỗi của Tác giả Chữ VN Song Song 4.0 là gì mà phần lớn cộng đồng mạng lại chửi Tác giả?" thì đã nhận nhiều bình luận từ các bạn cộng đồng mạng "LỖI" hay không "LỖI".

Đa số các bạn nói rằng Chữ VNSS4.0 có "LỖI. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài bạn ủng hộ Chữ VNSS4.0 hết mình và đã chia sẽ những lời tâm đắc gửi đến Tác giả cũng như có vài lời nhắn nhủ đến các bạn cộng đồng mạng.

 

Toàn bộ bình luận của cô giáo Trần Thị Minh như sau:

“Tác giả không có lỗi. Chữ VNSS 4.0 không có lỗi. Mà lỗi ở chỗ sự nhận thức của cộng đồng mỗi khi có một sự cải cách về chữ viết xuất hiện. Chúng ta đã từng chứng kiến sự la ó, tẩy chay của cộng đồng mạng đối với chữ viết cải tiến của bác Bùi Hiền. Giờ chúng ta lại tiếp tục "nổi giận" với chữ VNSS4.0. Đọc những comment dưới tut này, tôi cũng không hiểu tại sao có những người lại có những từ ngữ phản cảm như vậy nói về chữ VNSS4.0 và nói về tác giả của nó.

 

- Thứ nhất, rất có thể khi các bạn "chửi" thì gần như 100% các bạn chưa từng thử hiểu cái loại chữ này như thế nào. Mà chẳng qua chửi do quen mồm và dị ứng với chữ mới. Sợ phải học lại, nên cứ chửi thôi. Chửi theo quán tính, chửi theo phong trào. Mà trong câu chửi ấy chỉ toàn thấy phản cảm, thô thiển, không có lý luận xác đáng để người khác thấy quan điểm của họ.

 

- Thứ 2: Các tác giả đã nói rất rõ, tên của loại chữ này cũng rất rõ ràng: Chữ VN song song 4.0 chứ không phải là chữ để thay thế chữ QN. Nếu được dùng thì nó sẽ tồn tại song song với chữ QN. Ai không thích học thì thôi. Có ai bắt học đâu. Chữ QN vẫn tồn tại muôn đời chứ không hề bị thay đổi, bị mất đi.

 

- Thứ 3: Các bạn chửi mà không nghĩ rằng để nghiên cứu ra loại chữ này, các tác giả đã dốc rất nhiều tâm huyết kể cả tiền bạc để nghiên cứu và sáng tạo ra nó. Và công trình nghiên cứu này đã được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cấp bản quyền. Có nghĩa là tận TW cũng công nhận sự cải tiến này. Tất nhiên có vận dụng được đại trà hay không còn phải đợi chờ thời gian.

 

Vả lại chữ này không hề ảnh hưởng đến ai, không làm bát gạo nhà bạn vơi đi, không làm rớt giọt sữa nào trong ly sữa của con bạn, và nếu không chửi nó thì bạn vẫn là bạn. Thế nhưng khi dùng những từ ngữ thô thiển, bậy bạ mạt sát tác giả trên mạng XH thì có thể bạn không còn là chính bạn nữa! Tôi sẵn sàng đánh giá bạn là loại vô văn hóa.

 

Và riêng tôi, thời gian đầu cũng thấy nóng mắt khi đọc những thông tin về chữ viết này. Nhưng 1 năm sau tôi đã thay đổi nhận thức. Bởi tôi khâm phục ý chí, bản lĩnh và quyết tâm cao của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Tôi khâm phục và ngưỡng mộ trí thông minh của họ. Những lắt léo trong sử dụng dấu và nguyên âm đã được thay đổi rất hợp lý. Hiểu rồi, tôi đã mạnh dạn thi và thấy ngỡ ngàng vì đợt thi nào cũng có hàng trăm bạn dự thi. Hóa ra, loại chữ này cũng đã và đang được “phủ sóng” ngày càng rộng. Nhiều người đã chịu học nó. Và những người học nó lại không ai chửi nó nữa.

 

Tôi tin trong tương lai, chữ VNSS4.0 sẽ được số đông sử dụng như loại chữ viết thứ 2 song song với chữ QN.

Hãy tin ở Hoa Hồng!”

 

(Xem ở:

https://www.facebook.com/truonglam.kieu.73/posts/605218980889019

Hoặc xem ở phần bình luận:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=604557820955135&id=1000420276661788&__cft__[0]=AZVY65KvW9eutZsqgy3XOStk7-LPFMRgKHM1-Kkqu81CsQih0zBw9FgzMfQ0p5geUMp7pSpZH6gA4ewS0QfqRTMvSk585ulPtxnz-flLP-pBpI10jqPUNc6RwNWi19ivzHc&__tn__=-UK-R)

 

12- Bình luận của doanh nhân ĐỖ HỮU VỊ (ngày 28-03-2021)

(Facebook: Đỗ Hữu Vị https://www.facebook.com/dohuuvi99)

 

Ngày 28-3-2021, tác giả Kiều Trường Lâm chia sẻ một bài về CVNSS4.0 của báo Dân Việt vào nhóm "Hội Nhập Doanh Nhân Asean" thì bất ngờ nhận được 3 lời khen rất đặc biệt từ doanh nhân Đỗ Hữu Vị, Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ KTS VIP, diễn tiến như sau.

 

Lời khen đầu tiên của ông Vị:

"TUYỆT VỜI. HAI TÁC GIẢ NÀY GIỎI THẬT. CÓ THỂ MỘT NGÀY NÀO ĐÓ CHÚNG TA SẼ DÙNG BỘ CHỮ VIẾT NÀY."

 

Sau khi chúng tôi cảm ơn lời khen thì ông Vị viết tiếp:

"Tuyệt vời. Cám ơn ngài. Chắc chắn chúng ta sẽ tiến trên nền văn minh thời đại công nghệ mới và lịch sử và các thế hệ sau sẽ ghi nhận những phát minh vĩ đại này!".

 

Hôm sau, chúng tôi báo tin ông Vị 2 lời khen trên đã được đăng trong một bài khác về chữ 4.0 của báo afamily. Xem tin xong, ông Vị viết:

"Thực sự các anh rất đặc biệt, điều rất đặc biệt đó được thể hiện và mình chứng bằng hệ thống chữ viết đặc biệt, phù hợp với thời đại công nghệ, phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ tiếng Việt... Chữ viết thay đổi cho phù hợp tiên tiên tiến thời đại nhưng Tiếng nói Việt Nam không thay đổi, văn hoá dân tộc không thay đổi ... Nói rằng đây là công trình nghiên cứu, phát minh vĩ đại của Việt Nam cũng đúng!

Lịch sử sẽ ghi nhận, hậu thế sẽ ghi nhận công đức lớn lao của các quí vị!".

 

Nguồn 3 lời khen, ở phần bình luận:

https://www.facebook.com/groups/hoanhapdoanhnhanasean/posts/5907242285967885/

Hay xem ở:

https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/pfbid0Z9pc92YEuqNiC58yqhKxC3o9g26gabe5tYFsdfmVMaikaeHveVfawrMk5dN3wPdel

 

 

13- Bình luận của độc giả GIANG HOANG (ngày 27-08-2021)

(Facebook: Giang Hoang https://www.facebook.com/hoang.giang.1988)

 

Toàn bộ bình luận của độc giả Giang Hoang như sau:

“Đầu tiên em xin được ủng hộ anh hết mình. Về nguyên nhân em xin được nói từng ý như sau:

 

- Đây là công trình sản phẩm của người Việt, không vì lí do gì người Việt không ủng hộ. Nên nhớ chữ Quốc ngữ không do người Việt sáng tạo mà là công trình của môt giáo sỹ người Bồ và người Việt cũng không sử dụng nó hay công nhận nó là địa vị chính thức mà do Phó Đề Đốc người Pháp ép phải dùng. Ai tôn thờ chữ quốc ngữ thì cứ tôn thờ chứ em thì vẫn hi vọng người Việt dùng chữ mà người Việt nghĩ ra.

 

- Nếu bảo đây chỉ là chút cải tiến so với chữ gốc thì em thấy các cụ nhà ta cũng nghĩ ra chữ Nôm từ việc cải tiến chữ Hán và người Việt vẫn coi chữ Nôm là hàng Việt nên công trình của anh hoàn toàn giống như công trình của chữ Nôm vậy.

 

- Việc lo lắng phải in lại các văn bản chỉ là lời nguỵ biện. Hàng năm tất cả các tác phẩm, văn bản đều được tái bản in lại dù chẳng có gì đổi mới, từ sách cho trẻ đi học cho đến các văn bản pháp quy. Ngoài ra, dưới thời kỳ thay đổi chữ viết hoàn toàn có thể bảo lưu các văn bản cũ dùng song song. Ở những nước đa ngôn ngữ, các văn bản của họ đều có nhiều phiên bản ở các ngôn ngữ khác nhau. Nếu 1 ngày chính phủ ra văn bản coi tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 thì tất cả các văn bản hiện có đều phải có thêm 1 bản tiếng anh. Việc in ấn không nên được mang ra làm lý do ở đây.

 

-  Nếu cộng đồng vẫn không thoải mái với việc in ấn thêm văn bản là tốn kém thì chúng ta có thể tiếp cận theo 1 cách khác. Ở thời đại 4.0 và chữ của anh cũng là chữ Việt 4.0 tất cả các văn bản có thể được chuyển thành tài liệu online trên mạng, thế là không đụng đến tiền bạc của ai nữa.

 

Chúc anh và dự án thành công. Mong một ngày đất nước sử dụng thứ chữ được làm ra bởi người Việt.

 

(Nguồn, xem ở phần bình luận: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=593986935345557&id=100042027666178)

Không có mô tả ảnh.

 

BÀI PHỎNG VẤN ĐỘC GIẢ

 

14- Phỏng vấn độc giả TẠ THU HÀ

(Facebook: Thu Hà https://www.facebook.com/thuhaagribankhanoi)

 

Chị Tạ Thu Hà, Trưởng phòng một ngân hàng ở Hà Nội, là một trong những người tiên phong đầu tiên đã học và yêu thích CVNSS4.0. Trước ngày công bố CVNSS4.0 - 1/4/2020, tác giả Kiều Trường Lâm đã liên hệ để phỏng vấn.

 

Toàn bộ 3 câu hỏi phỏng vấn và trả lời của Thu Hà như sau:

 

1. Độc giả cảm nhận như thế nào về CVNSS4.0 sau khi đã áp dụng thành công?

- Thu Hà: Hiện nay, người dùng máy tính và điện thoại di động tại VN đang quen dùng kiểu gõ tiếng Việt là Telex. Tuy nhiên, quy tắc gõ của Telex khá dài và nếu gõ sai thì người dùng sẽ phải xóa hết đi và gõ lại từ đầu. Đây là hạn chế rất lớn đối với những người trẻ tuổi, những người luôn muốn mọi thao tác của mình trên máy tính và điện thoại được thực hiện nhanh nhất. Vì vậy, khi Chữ VN Song Song 4.0 được áp dụng thành công, chắc chắn sẽ khiến những người dùng trẻ tuổi tiếp nhận và sử dụng, vì Chữ VNSS dường như đã khắc phục được mặt hạn chế của Telex.

 

2. Độc giả thấy có khả năng trong tương lai được giới trẻ sử dụng không?

- Thu Hà: Như đã đề cập tại câu 1, CVNSS 4.0 có khả năng cao được giới trẻ đón nhận, nhờ sự hợp lý và ngắn gọn của nó. Việc học CVNSS 4.0 chắc chắn sẽ không phải là điều khó khăn đối với họ. Bên cạnh đó, sự mới lạ cũng là một yếu tố lôi cuốn người dùng trẻ tuổi. Và biết đâu, chính họ sẽ là những nhân tố tích cực nhất trong việc ứng dụng CVNSS 4.0 vào các lĩnh vực của cuộc sống.

 

3. Độc giả cảm nhận như thế nào về tính thẩm mỹ của Chữ Cvnss4.0

- Thu Hà: Khi nhìn vào một đoạn văn bản được soạn thảo bằng CVNSS4.0, theo cách chúng ta nhìn vào một bức ảnh ảo không gian ba chiều (một loại ảnh thời trẻ thơ chúng ta hay xem để thư giãn đầu óc), thì nhận thấy CVNSS 4.0 quả là đều đặn và đẹp mắt. Mỗi từ có số lượng chữ cái khá đều nhau, không có từ nào quá dài hoặc quá ngắn, cũng không bị các dấu làm cho rối mắt. Nói chung, CVNSS 4.0 có tính thẩm mỹ cao.

 

Ngoài ra, tôi cũng muốn nói đến tính cần thiết của một kiểu chữ mới ngắn gọn hơn, hợp lý hơn kiểu chữ Quốc ngữ hiện tại như sau:

 

Thật ra nhu cầu rút gọn chữ viết đã có từ lâu, thể hiện ở việc chúng ra luôn tự nghĩ ra cách viết tắt, thậm chí có cả 1 môn học gọi là tốc ký. Thế nhưng, vì mỗi người tự nghĩ ra theo cách của mình, nên nhiều lúc chỉ có người viết mới đọc đúng được chữ do chính họ viết, còn đưa người khác sẽ không thể đọc được do không nắm được quy luật. Vì vậy, rất cần thiết có 1 kiểu chữ viết nhanh, với quy luật dễ nhớ, dễ viết, dễ đọc. Và có lẽ CVNSS 4.0 đã đáp ứng được tính cần thiết này. Quan trọng nhất, CVNSS 4.0 chỉ là 1 công trình cải tiến nhằm mục đích chữ viết của nước ta được hoàn thiện hơn, đẹp mắt hơn, chứ tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt. Theo em hiểu, điều mà CVNSS 4.0 muốn cải tiến chính là CHỮ Việt, không phải là TIẾNG Việt.

 

(Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=473197814091137&set=a.151203532957235)

 

15- Phỏng vấn độc giả HOÀNG VĂN BÁT  

(Facebook: Bát Hoàng https://www.facebook.com/bat.hoang.9)

 

Nhà giáo Hoàng Văn Bát, là một trong những người tiên phong đầu tiên đã học và yêu thích CVNSS4.0. Trước ngày công bố CVNSS4.0 - 1/4/2020, tác giả Kiều Trường Lâm đã liên hệ để phỏng vấn.

 

Toàn bộ 3 câu hỏi phỏng vấn và trả lời của ông Hoàng Văn Bát như sau:

 

1. Độc giả cảm nhận như thế nào về cvnss 4.0 sau khi đã áp dụng thành công?

- Hoàng Văn Bát: CVNSS4.0 đã giải quyết cơ bản những nhược điểm của chữ Quốc ngữ, thống nhất cách đánh vần và đọc, rút ngắn chữ viết.

 

2. Độc giả thấy có khả năng trong tương lai được giới trẻ sử dụng không?

- Hoàng Văn Bát: Chữ VN song song 4.0 (CVNSS 4.0) nối tiếp thành quả của Chữ Việt Nhanh (CVN) đưa bảng chữ cái chữ quốc ngữ từ 29 chữ về 26 chữ cái, giống bảng chữ cái Anh Mỹ. (Do Hoa Kỳ chiếm vị trí thượng tôn trong cả hai ngành công nghiệp trên nên tiêu chuẩn ISO này được xây dựng dựa trên Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ (tức ASCII, bộ ký tự dùng cho 26 × 2 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh). Về sau, các tiêu chuẩn như ISO/IEC 10646 (Unicode Latinh). Nên tôi tin rằng CVNSS 4.0 sẽ được giới trẻ tin dùng.

 

3. Độc giả cảm nhận như thế nào về tính thẩm mỹ của Chữ VN Song Song 4.0

- Hoàng Văn Bát: CVNSS 4.0 thay những chữ có râu như: Ă, â, ê, ô, ơ, ư bằng những chữ cái và thay sáu (06) dấu thanh (không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) bằng các chữ cái rất hợp lý.

 

Từ cơ sở đó, CVNSS 4.0 viết nhanh hơn, đẹp hơn chữ quốc ngữ và chữ Anh, tiện lợi hơn khi viết rất nhiều. Nó đã đơn giản hóa thao tác nên gõ bàn phím rất nhanh.

 

CVNSS 4.0 rất dễ tiếp thu, vì đọc và đánh vần hoàn toàn như chữ quốc ngữ. Người đọc thông viết tạo chữ quốc ngữ chỉ cần dùng bảng tóm tắt đối chiếu sau ba (03) đến năm (5) lần là có thể thao tác được rồi. (Đọc và viết CVNSS 4.0 thành thạo).

 

CVNSS 4.0 là một bước tiến tất yếu để hoàn thiện cho chữ quốc ngữ trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Là phương tiện để chuyển tải nhanh nhất, tiện lợi nhất toàn bộ văn minh của thế kỷ 21 của dân tộc VN với thế giới. Tôi kỳ vọng và tin tưởng chắc chắn công trình này sẽ được giới trẻ VN lựa chọn và sử dụng làm phương tiện biểu đạt của mình.

 

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc hai (2) đồng tác giả công trình CVNSS 4.0. sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

 

(Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=472640650813520&set=a.151203532957235)

 

 

CÁC BÀI BÁO

 

16- Bài “Thêm một công trình cải tiến chữ quốc ngữ: Chữ Việt Nam song song 4.0”

(MỸ QUYÊN - 02/02/2020 - Báo mạng Thanh Niên Online)

https://thanhnien.vn/them-mot-cong-trinh-cai-tien-chu-quoc-ngu-chu-viet-nam-song-song-40-post921231.html

 

Đoạn mở đầu như sau:

“Bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu của chữ quốc ngữ từ nhỏ, Kiều Trường Lâm (Hà Nội), 34 tuổi, đến nay đã hoàn thành công trình chữ viết hoàn toàn khác biệt so với chữ hiện tại để cải tiến chữ quốc ngữ.

Công trình này có tên Chữ Việt Nam song song 4.0, được Kiều Trường Lâm hoàn thiện sau khi phối hợp nghiên cứu của mình với công trình cải tiến chữ quốc ngữ có tên "Chữ Viết Nhanh" của tác giả Trần Tư Bình (hiện đang ở Úc).”

 

17- Bài “Tác giả Chữ Việt Nam song song 4.0 bị lập nhóm anti: Tuy buồn nhưng vẫn vui vì vừa nhận 1 đề nghị không tưởng” (144 lần Chia sẻ, 1800 Thích)

(THANH HƯƠNG - Tháng 4/2021 - Theo Trí Thức Trẻ)

Xem ở:

https://afamily.vn/tac-gia-chu-viet-nam-song-song-40-bi-lap-nhom-anti-tuy-buon-nhung-van-phan-chan-vi-vua-nhan-1-de-nghi-khong-tuong-20210423155022917.chn

 

Đoạn mở đầu như sau:

"Một chuyên gia CNTT đang công tác tại Viện Công Nghệ Thông tin, sau khi thử học chữ đã thốt lên rằng: "CVNSS 4.0 là phát kiến lớn nhất từ Alexandre De Rhodes", tác giả Kiều Trường Lâm chia sẻ.

Tác giả Chữ Việt Nam song song 4.0: Dự định in sách và vận động dạy chữ mới ở trường THPT và đại học, sẽ dạy chữ mới cho các con khi đủ tuổi.”

 

18- Bài “Tác giả Chữ Việt Nam song song 4.0: Nhiều người từng chửi mình giờ lại mê chữ của mình, đã tổ chức 6 đợt thi viết chữ với tổng giải thưởng tới 72 triệu” (98 Chia sẻ, 2000 Thích)

(THANH HƯƠNG, - Tháng 3/2021 - Theo Trí Thức Trẻ)

https://afamily.vn/tac-gia-chu-viet-nam-song-song-40-nhieu-nguoi-tung-chui-minh-gio-lai-me-chu-cua-minh-da-to-chuc-6-dot-thi-viet-chu-voi-tong-giai-thuong-toi-72-trieu-2021032918001383.chn

 

19- Bài Tác giả Chữ VN song song 4.0: "Nhận gạch đá nhưng độc giả vẫn thức đêm học chữ mới của tôi" (1900 Thích)

(HÀ MINH - Chủ nhật, 28/03/2021 – Báo mạng Dân Việt)

https://danviet.vn/tac-gia-chu-viet-nam-song-song-40-nhan-gach-da-nhung-doc-gia-van-thuc-dem-hoc-chu-moi-cua-toi-20210326102624625.htm?fbclid=IwAR1Go_VlXxzxHDEiK00v1PTzc8H9y6mjy8CW3c3KNLtUxUkmlweG2B_lv54

 

Đoạn mở đầu như sau:

“Tác giả Kiều Trường Lâm cho rằng, con đường hướng đến thành công thì phải chấp nhận dư luận. Anh không cảm thấy sốc vì mọi người "ném đá" mà hiện tại có nhiều người ủng hộ chữ viết của anh.”

 

20- Bài “Tác giả Chữ Việt Nam song song 4.0 tham vọng chinh phục cả nước” (919 Thích)

(CẨM MỊCH - Chủ nhật, 21/02/2021 – Tạp chí điện tử Người Đưa Tin)

https://www.nguoiduatin.vn/tac-gia-chu-viet-nam-song-song-4-tham-vong-chinh-phuc-ca-nuoc-a506547.html?fbclid=IwAR1sbuZ5NLf0YdOyYJvqONcgRv3xr-NTqH8G63j8smNEXo_xqDUOznXZAGE

 

Đoạn mở đầu như sau:

Tác giả Kiều Trường Lâm bày tỏ: “Một vài chuyên gia công nghệ thông tin nói Chữ Việt Nam song song 4.0 là què quặt, thì hãy chứng minh nó què quặt ở chỗ nào?”.

Mặc dù khẳng định, nhóm tác giả không nhằm mục đích thay thế Chữ Quốc ngữ, nhưng tác giả Kiều Trường Lâm vẫn đang gieo một hy vọng: “Chữ Việt Nam song song 4.0 đang trong quá trình quảng bá rộng rãi đến mọi đối tượng. Giả sử, đến một giai đoạn nào đó, đạt được hàng triệu độc giả thì độc giả mới chính là những người có tầm ảnh hưởng tác động đến Chính phủ có thay thế Chữ Quốc ngữ hay không...”

 

21- Bài “Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này” (8000 Thích)

(VÂN TRANG - 04/04/2020 – Theo Trí Thức Trẻ)

https://kenh14.vn/bi-phan-doi-kich-liet-tac-gia-chu-viet-nam-song-song-40-len-tieng-chi-mat-3-buoi-hoc-la-thanh-thao-kieu-chu-moi-nay-20200401233528642.chn

 

Đoạn cuối cùng như sau:

“Theo tác giả, sở dĩ tên gọi của kiểu chữ mới là "Chữ VN song song 4.0" là vì đây không phải chữ viết thay thế chữ Quốc ngữ mà chỉ là một kiểu chữ viết tay hoặc nhắn trên màn hình, máy tính. Kiểu chữ sẽ cho phép người dùng đánh không dấu rất nhanh mà không phải lo về sự hiểu nhầm ý nghĩa, khiến việc đánh máy trở nên nhanh và dễ dàng mà không cần thông qua phần mềm nào.

Tác giả Trần Tư Bình khẳng định không hề có mục đích cải tiến chữ Quốc ngữ: "Gọi là Chữ VN song song vì chúng tôi không có tham vọng dùng nó thay thế chữ Quốc ngữ như một số thông tin thời gian gần đây. Bộ chữ của chúng tôi chỉ là một loại chữ viết tắt không dấu, dùng song song với chữ Quốc ngữ. Đó là cách viết tay hay viết trên điện thoại và không cần dùng bất cứ phần mềm nào".

 

22- Bài “Chữ VN Song Song 4.0 tham gia cùng công nghệ Blockchain trong quá trình chuyển đổi số”

(PV – Thứ bảy 10/09/2022 – Báo mạng Dân Việt)

https://danviet.vn/chu-vn-song-song-40-tham-gia-cung-cong-nghe-blockchain-trong-qua-trinh-chuyen-doi-so-20220909183711783.htm

 

Đoạn cuối cùng như sau:

“Anh Long nhận định về cvnss 4.0: "Đây là dự án đầy nỗ lực đóng như một sự góp thêm hỗ trợ chữ viết tiếng Việt của nhóm tác giả tuy chưa dựa trên một lập luận ngôn ngữ học nào, mà dựa trên những mong muốn rất phi ngôn ngữ học tức là viết không dấu và tối ưu hóa bằng mọi giá, nên hóa ra nó lại tạo ra các động lực khác như một gợi ý quan trọng về công nghệ trong việc tận dụng Cvnss 4.0 cho nhiều mục đích khác nhau thay vì bài xích nó"’

 

23- Bài “Cô giáo mở lớp dạy miễn phí, có tiền là đi... từ thiện”

(TÀO NGA – Thứ bảy 24/08/2022 – Báo mạng Dân Việt)

Xem ở:

https://danviet.vn/co-giao-miet-mai-mo-lop-day-hoc-mien-phi-di-lam-tu-thien-va-me-chu-vn-song-song-40-20220824053931038.htm

 

[Trích đoạn]

“Mới đây, cô Thái biết đến công trình chữ VN song song 4.0 (CVNSS 4.0) của 2 tác giả Kiều Trường Lâm với nghiên cứu "Ký hiệu dấu" phối hợp nghiên cứu "Chữ Việt nhanh" của tác giả Trần Tư Bình (hiện đang ở Australia). Đây là công trình sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. CVNSS 4.0 có thể được ứng dụng trong thời đại công nghệ 4.0 vì không xuất hiện tượng bị lỗi phông chữ ở bất kỳ máy tính hay trên bất kỳ điện thoại di động nào.

   Cô Thái rất tò mò về chữ viết này và quyết định tự học. Sau 1 tuần, cô có thể đọc viết trôi chảy. "Tôi thấy đây là kiểu chữ rất hay, tiện lợi, dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì chữ không dấu nên không bị nhầm lẫn và rút gọn được nhiều thời gian cho thế hệ trẻ", cô Thái chia sẻ.

   Cùng với dạy học môn Văn, cô Thái đã mở lớp daỵ thêm chữ CVNSS 4.0 với mục đích "sau này có lúc cần dùng tới". Cô Thái cho biết, cô tự soạn giáo án dạy chữ theo quy cách như một bài dạy Văn là theo phương pháp tích hợp. Chỉ sau vài buổi dạy các em có thể tự đọc, viết.”

 

 

CÁC VIDEO

 

24- Video “Chữ Việt Nam song song 4.0”: Giải pháp khắc phục nhầm lẫn khi viết không dấu”

(ngày 3-4-2020, MUTEX thực hiện, dài 3 phút 37 giây, 4 nghìn lượt xem, 758 bình luận)

Xem ở:

https://fb.watch/5a3JErlgrr/

 

25- Video “8 bài tự học tốc ký chữ Việt song song 4.0 trong 90 phút” do Nguyễn Văn Luận thực hiện năm 2024.

-        Video 1: https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754/videos/1743766409799260/

-        Video 2: https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754/videos/1653303878917390/

-        Video 3 & 4:  https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754/videos/1337558200565486  

-        Video 5 & 6: https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754/videos/1790252861789248/

-        Video 7 & 8: https://www.facebook.com/nguyen.van.luan.547754/videos/3790306007901587/

 

26-20 Video vỡ lòng CVNSS4.0 trên YouTube” do Nguyễn Minh Khuê thực hiện vào năm 2023.

(Facebook: Minh Khuê Nguyễn https://www.facebook.com/profile.php?id=100069534550765, Email: nkhue328@gmail.com)

Xem toàn bộ 20 Video ở:

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/20VideoVoLongCVNSSTrenYouTube.htm

 

--------------------------------

 

 

C- 19 BÀI VỀ CHỮ VIỆT THỜI CÔNG NGHỆ SỐ CỦA LONG NGO (chuyên viên xử lý ngôn ngữ tự nhiên)

 

Từ ngày 14-8-2022 đến ngày 13-5-2023, Thạc sĩ Long Ngo đăng trên Phây búc (Facebook) ở nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0” một loạt hơn 20 bài ngắn dài liên quan đến chữ Việt thời công nghệ số, như về: Chữ Quốc Ngữ, bộ gõ tiếng Việt, Chữ VN Song Song 4.0, v.v …

Sau đây là tựa đề 19 bài trong loạt bài trên.

  1. Chữ VN Song Song 4.0 (Cvnss4.0)
  2. Cvnss4.0 - Phát triển như thế nào?
  3. Vì sao Cvnss4.0 bị hiểu lầm?
  4. Có bao nhiêu chữ biến thể từ chữ Việt truyền thống hiện nay?
  5. Kỳ 1. Ký sự bộ gõ tiếng Việt - Sự xuất hiện của “VIQR”
  6. Kỳ 2. Ký sự bộ gõ tiếng Việt - Đi tìm một tiêu chuẩn thống nhất (?)
  7. Cvnss4.0 trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
  8. Cvnss4.0 về mặt ngôn ngữ
  9. Cvnss4.0 - Thuộc nhóm các ngôn ngữ IAL?
  10. Chữ Quốc Ngữ trong tiến trình lịch sử dân tộc
  11. Cvnss4.0 trong hành trình tìm tiếng nói đồng thuận
  12. Tiện ích nhỏ từ Cvnss4.0 mang lại
  13. Cvnss4.0 dưới góc nhìn mã hóa
  14. Những chữ cái dùng “lậu”
  15. Vũ điệu của những con chữ
  16. Cvnss4.0 từ “phát kiến” đến sự hình thành giả thuyết cho bộ chữ Bila
  17. Giá trị tiếng Việt qua các minh chứng. Thêm góc nhìn từ Cvnss4.0
  18. Chữ Việt cổ qua lăng kính Cvnss4.0
  19. Mạn đàm về thanh điệu trong tiếng Việt từ quá khứ đến tương lai

 

Xem toàn bộ 19 bài ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/19BaiVeChuVietThoiCongNgheSo.htm

 

Vài nét về Thạc sĩ Ngô Hoàng Đại Long (Long Ngo)

Hiện là Nghiên cứu viên tại Phân hiệu Đại học Quốc gia-TP.HCM tại tỉnh Bến Tre, có nhiều công trình khoa học – được công bố trên Scopus & WoS - liên quan đến hướng nghiên cứu của mình về Địa lý ngôn ngữ, nhất là các Ứng dụng của xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong GIScience.

 

 

--------------------------------

 

 

D- CÁC CUỘC THI TRỰC TUYẾN (ONLINE) CÓ THƯỞNG CVNSS4.0

 

Sau khi CVNSS4.0 ra đời vào cuối tháng 3-2020, hai tác giả CVNSS4.0 đã đều đặn tổ chức các cuộc thi trực tuyến (online) có thưởng Chữ VN Song Song 4.0, mỗi 2 tháng một lần. Tham gia Ban giám khảo có kỹ sư tin học Chu Cẩm Tú Linh (Facebook: Chu Cẩm Tú Linh https://www.facebook.com/linhcct).

 

Bất cứ ai cũng có thể tham gia nếu có tài khoản Phây búc (Facebook). Đến thời điểm này (tháng 6/2023) đã có 28 cuộc thi.

 

Theo kế hoạch, các cuộc thi trực tuyến sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2027 (và có thể tiếp tục nhiều năm sau đó nếu số người tham gia đông đảo) ở Fanpage Chữ Việt Nhanh & Chữ VN Song song 4.0 (https://www.facebook.com/fanpageCVN) và ở nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0” trên Phây Búc Facebook (https://www.facebook.com/groups/toiyeuchuviet4.0/).

 

* Tổng Giải Thưởng mỗi cuộc thi: 12,000,000₫.

Chia ra 3 phần như sau: Bạn tham gia phần nào cũng được, hoặc cả 3 phần.

 

-        Phần Một (Giải Nhất 1,500,000₫, giải Nhì 500,000₫).

Trả lời đúng hết và nhanh nhất nhì 10 câu hỏi trắc nghiệm về Chữ VN Song Song 4.0 (Cvnss4.0).

 

-        Phần Hai (3 giải, mỗi giải 1,000,000₫).

Viết đúng 2 câu thơ Kiều bằng Cvnss4.0.

 

-        Phần Ba (Giải Nhất 5,000,000₫, giải Nhì 2,000,000₫).

Quảng bá Cvnss4.0 hữu hiệu nhất.

 

* Xem mẫu thể lệ, giải thưởng và đề thi Cuộc thi trực tuyến (online) có thưởng CVNSS4.0 đợt 28 ở 1 trong 2 đường dẫn sau:

https://www.facebook.com/fanpageCVN/posts/pfbid0Xs83jdwVkC9K6BjjFM8vys9BBSZXfGbFccyqLD4q6R6bwVcp3uTJgCmw6nZ1xv8rl

 

Trung bình mỗi đợt thi vừa qua có gần 100 người tham gia.

Sau đây là bình luận của độc giả Hồng Là tham gia thi cuộc thi đợt tứ 18 và trúng giải thưởng 2 triệu :

"Em xin chân thành cảm ơn chương trình đã tạo lên một ngôi nhà trí tuệ một trường đời thật bổ ích .

Học chữ vnss4.0 đã động não thông minh thêm mà vẫn có phần thưởng

Em cảm ơn chương trình nhiều.

💃Em xin chany thahl camz ono chuzo trihl das taor leny woiy nhal trij tuef motf truzk doik thatf boq ikj

Hocr chuw vnss4.0 das dogf naos thogy mihp themy mal vang coj fand thuzv

Em camz ono chuzo trihl nhiwd."

 

Nguồn: (xem ở phần bình luận)

https://www.facebook.com/la.phamthi.35/posts/pfbid0BvnsE488rZ6CDCLy87cLYKzqX7S2kuVUfVnPztuUj5YoYsq1hinLXNsS1JKboYzNl

 

 

--------------------------------

 

 

E- CƠ DUYÊN RA ĐỜI CHỮ VN SONG SONG 4.0 NĂM 2020

(Người viết bài: Trần Tư Bình, tháng 5-2020)

 

Để hiểu câu chuyện thú vị rất tình cờ về cơ duyên ra đời Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) năm 2020, tưởng cũng cần nhắc lại nét về cấu trúc của bộ chữ. 

CVNSS4.0 gồm 2 phần, tất cả có 52 qui tắc.

- Phần thứ Nhất: có 34 qui tắc rút gọn tối đa Chữ Quốc ngữ (CQN) để tạo thành Chữ Việt Nhanh (CVN) vẫn còn dấu thanh và dấu phụ. CVN do tác giả Trần Tư Bình sáng tạo từ năm 1977.

- Phần thứ Nhì: Sau đó, dùng 18 chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu (KHD) đặt ở cuối từ thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho CVN thì mới tạo thành CVNSS4.0. Và 18 chữ cái KHD thì do tác giả Kiều Trường Lâm sáng tạo từ năm 2010.

 

1) Chữ Việt Nhanh là gì và vì sao được tác giả Trần Tư Bình sáng tạo từ năm 1977?

Năm 1976, tôi 22 tuổi, đang là sinh viên trường ĐH. Tổng Hợp TP.HCM (tên cũ ĐH. Văn Khoa Sài gòn) tình cờ mượn ở thư viện cuốn sách gần 400 trang “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb Văn Hoá, Hà Nội, 1961. Quyển sách gồm các báo cáo và tham luận đọc trong Hội nghị 3 ngày bàn về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ.

   Đọc mục lục, tôi ngạc nhiên lắm, vì theo hiểu biết của tôi khi ấy thì chữ Quốc ngữ đã hoàn thiện rồi, sao lại có cả một hội nghị bàn về cải tiến chữ Quốc ngữ tổ chức tại Hà Nội năm 1960?

   Quyển sách trình bày: những điều bất hợp lý của chữ Quốc ngữ; các đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ đã có từ trước cho đến thời điểm ấy; và 20 bài tham luận của những nhà ngôn ngữ học ở miền Bắc lúc ấy, cũng như của những vị trí thức ở ngành khác như Gs. Hoàng Xuân Nhị, Gs. Hoàng Tụy v.v.

   Đọc sách xong, tôi mới hiểu chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế. Lúc ấy rãnh rỗi, tôi suy nghĩ có cách nào viết hợp lý và gọn hơn nữa không, vì mỗi lần cải tiến chữ viết là rất nhiều nhiêu khê tốn kém, cho nên nếu cải tiến thì nên cải tiến triệt để hầu tiết kiệm được nhiều giấy mực? Tôi đã nghĩ ra cách tốc ký có hệ thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, xuống còn 2 mẫu tự cho mỗi vần.

   Tôi bèn viết một bài viết ngắn “Thử đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ” trong đó chọn lọc các đề xuất cải tiến của các vị khác về phụ âm đầu, phụ âm cuối từ trong quyển sách này, cộng thêm cách tốc ký có hệ thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, xuống còn 2 mẫu tự cho mỗi vần mà tôi vừa nghĩ ra. Viết xong bài, tôi tìm gặp một giáo sư dạy ngôn ngữ trong khoa của tôi lúc ấy (lâu quá quên tên) để hỏi ý kiến. Qua ngày sau, xem xong vị ấy nói đại ý “đất nước ta vừa hết chiến tranh, còn nhiều việc phải làm, em cứ tiếp tục sưu tầm tài liệu và sau này nếu nhà nước đặt lại vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ thì em viết bài nêu ý kiến …”.

 

Năm 1980, tôi rời VN, định cư ở nước ngoài. Tôi nghĩ các ý tưởng tốc ký năm nào chắc sẽ không bao gìờ được viết ra.

Nhưng những năm đầu sau năm 2000, khi thấy người Việt ‘chat’ trên mạng hoặc viết tin nhắn ở ĐTDĐ, họ tốn thời giờ nhiều hơn khi phải viết những chữ có các vần 3 hoặc 4 mẫu tự mà trước đây tôi đã nghĩ ra cách tốc ký mỗi vần chỉ còn 2 mẫu tự. Tôi bèn nhờ cháu tôi ở VN sao chụp quyển sách nói trên và bắt đầu viết bài Tốc Ký Chữ Việt năm 2006.

 

Hình 1: Mục Lục sách “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb, Văn Hóa, Hà Nội, 1961

 

Hình 2:  Mục Lục và trang sau chót sách “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb, Văn Hóa, Hà Nội, 1961.

 

Bài Tốc Ký Chữ Việt tôi viết gồm một số đề xuất của những người khác và kết hợp với một số đề xuất tự nghĩ ra, rồi tạo thành một kiểu chữ Việt rất ngắn gọn nhưng vẫn còn các dấu thanh và dấu phụ. Tôi đặt tên bộ chữ tốc ký này là Chữ Việt Nhanh (CVN). (https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm).

 

Viết xong bài “Tốc Ký Chữ Việt”, tôi đã gởi bài lên diễn đàn của một số mạng trong và ngoài nước, cũng như tiến hành một số sinh hoạt quảng bá phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh (CVN).

 

Sau đây là một số thành công và sinh hoạt tiêu biểu:

·       Tiến sĩ Ngô Đình Học (hocngo@gmail.com), ở Hoa Kỳ, tác giả bộ gõ đa năng WinVNKey (winvnkey.sf.net), đã tích hợp các cách tốc ký CVN vào WinVNKey, gõ chữ tốc ký mà máy vi tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn, giúp tiết kiệm gần 25% thời gian gõ tiếng Việt trên máy tính. Xem hướng dẫn phương pháp gõ tắt này ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm

·       Kĩ sư công nghệ thông tin Huỳnh Trọng Nghĩa (masterlingyun@gmail.com), ở VN, tạo ra bộ gõ trực tuyến ChuVietNhanhKey http://chuvietnhanhkey.sf.net giúp tiết kiệm gần 25% thời gian gõ tiếng Việt.

·       Diễn đàn công nghệ thông tin Tinh Tế (tinhte.vn) tạo khu vực riêng “Chữ Việt Nhanh” năm 2015 để tác giả phổ biến bài vở và các cuộc thi CVN ở: https://tinhte.vn/forums/chu-viet-nhanh.639/

·       Nhà xuất bản Trẻ ở Tp.HCM đã phát hành quyển sách Chữ Việt Nhanh năm 2011. Xin xem ở:  http://chuvietnhanh.sourceforge.net/Sach-ChuVietNhanh.pdf

·       Phương pháp tốc ký CVN đã được giới thiệu ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, vài trường Đại học và Cao Đẳng ở Tp.HCM. Xem tiêu biểu ở:

-        https://tinhte.vn/thread/hinh-anh-buoi-hoi-thao-ve-phuong-phap-go-toc-ky-chu-viet-nhanh-tai-nvh-thanh-nien-tp-hcm.2409046/

-        https://www.facebook.com/maisinh.nvhtn/posts/pfbid02kacr4zkWLtF2sFThX8hVvJRFhRFMb499pzet3hpXNabdk47i9PvvTTU2DLzzVaY9l

·       Báo Tuổi trẻ online có bài báo của nhà báo Nhật Minh (tên thật là Nguyễn Hữu Thiện, người sáng lập tạp chí eChip) về phương pháp tốc ký CVN tích hợp vào bộ gõ WinVNKey  https://tuoitre.vn/nhip-song-so/go-tat-ma-bung-ra-chu-viet-tron-ven-685359.htm

 

2) Ký Hiệu Dấu là gì và vì sao được tác giả Kiều Trường Lâm sáng tạo từ năm 2010?

Kiều Trường Lâm còn trẻ nhưng thích nghiên cứu ngôn ngữ. Tôi hỏi Lâm duyên cớ gì khiến Lâm suy nghĩ về 18 chữ cái làm Ký Hiệu Dấu?

Lâm trả lời:

“Em nghĩ ra kí hiệu dấu năm lớp 2 nhưng thời đó chỉ có 5 kí hiệu dấu ra đời như: J, L, D, S, R. Thời còn nhỏ, em chủ yếu dùng để chơi chữ. Năm học lớp 6, em bắt đầu học tiếng anh và thấy tiếng anh không có dấu. Lúc này em bắt đầu nghĩ đến tạo ra cho tiếng việt không dấu. Nhưng quá trình sáng tạo khó khăn vì âm vần tiếng việt nguyên âm đôi ba không xử lí được và em bắt đầu thử dùng các vần chữ Quốc ngữ bỏ dấu nhưng lúc đó vẫn rất phức tạp vì em áp dụng cả chữ Telex. Cho đến cuối năm lớp 10 thì ra đời thêm 10 ký hiệu dấu tiếp theo đại diện cho dấu mũ và dấu móc câu.”

 

Từ năm 2010, Lâm suy nghĩ hoàn chỉnh cách thay dấu CQN bằng 18 chữ cái la-tinh.

Năm 2012, Lâm đã gởi bài "Ký hiệu dấu cho Chữ Quốc ngữ" (http://chuvietnhanh.sourceforge.net/KyHieuDauChoChuQuocNgu.htm) để nhờ tôi đăng trên website Chữ Việt Nhanh của tôi. (http://chuvietnhanh.sf.net).

 

Bộ chữ CVN của tôi thì đi hướng rút gọn chữ Việt tối ưu nhưng vẫn còn dấu. Còn Ký hiệu dấu (KHD) của Lâm thì hướng về thay dấu cho CQN sao cho tối ưu, khác với kiểu thay dấu của kiểu gõ Telex.

Nhưng vì CQN còn nhiều từ quá dài cho nên Ký hiệu dấu của Lâm áp dụng vào CQN cũng không gây hứng thú với tôi lúc đó.

 

Hình: Hai đồng tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình

gặp nhau tại Hà Nội năm 2014 khi CVNSS4.0 chưa ra đời.

 

3) Cơ duyên CVNSS4.0 ra đời năm 2020

Tháng 10 năm 2019, công việc làm của Lâm thường làm việc ở nhà trên máy tính nhiều hơn. Lâm bèn học CVN và nhắn tin với tôi bằng CVN. Sau 1 tuần, Lâm nảy ra ý tưởng kết hợp 18 Kí hiệu dấu của Lâm vào CVN. Tự nhiên thấy ăn khớp và thế là Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) ra đời một hai tuần sau đó, dù hai người đã biết công trình của nhau gần 10 năm.

 

Nói cách khác, CVNSS4.0 là cách viết không dấu cho CVN. Ai đã biết CVN thì chỉ cần hiểu 18 qui ước Kí hiệu dấu là nhanh chóng hiểu CVNSS4.0.

 

Lâm và tôi bèn nộp đơn xin bản quyền sau đó. Mà bản quyền vừa cấp xong thì báo chí thường tìm liên lạc để có đề tài viết báo, xem có gì hay. Tựa như vài năm trước đó TS. Bùi Hiền được cấp bản quyền cho "Chữ Việt Cải tiến" của ông ấy, báo chí đã tìm phỏng vấn TS. Bùi Hiền và làm bức xúc dư luận thời đó.

 

Tương tự, từ khi CVNSS4.0 được cấp bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25-3-2020, báo chí đã tìm đến phỏng vấn Lâm rất nhiều vì Lâm là tác giả chính của CVNSS4.0. Tuy nhiên, vài tờ báo cũng phỏng vấn tôi để viết bài vì biết CVN là nền tảng của CVNSS4.0.

 

 

 

Công trình Chữ VN Song Song 4.0 nhận được bản quyền số 1850/2020/QTG

từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Sau một thời gian đã quen gõ và đọc CVNSS4.0, dù chính tôi là tác giả CVN nhưng tôi thấy thích nó hơn là CVN.

Các lý do như sau:

-        Gõ CVNSS4.0 thì không cần phần mềm để gõ và rất thích hợp với môi trường thời công nghệ số hiện nay.

-        CVN tuy viết tay rất nhanh và dễ đọc hiểu vì còn các dấu thanh và dấu phụ như CQN nhưng khi muốn gõ hiển thị trên văn bản ở máy tính, điện thoại hay thư điện tử thì gõ rất chậm. Còn gõ CVNSS4.0 thì gõ rất nhanh vì chỉ gõ 26 chữ cái La-tinh trên bàn phím.

-        CVNSS4.0 đã mã hóa các dấu thanh và dấu phụ của CVN vào chữ chữ cái cuối cùng của mỗi từ cho nên chữ viết nhìn đều đặn và đẹp hơn.

 

--------------------------------

 

F- CÁCH ĐÁNH VẦN CHỮ VN SONG SONG 4.0

(Người viết bài: Trần Tư Bình, tháng 5-2023)

 

Nhiều độc giả hỏi làm sao đánh vần CVNSS4.0 khi nó được dùng như bộ chữ?

 

Ví dụ độc giả Quả Cầu (https://www.facebook.com/qua.cau.the.sphere) hỏi:

‘...Sau khi quen chữ 4.0 rồi thì nhìn chữ "tocb dof" (tốc độ) ta cũng có thể phát âm nhanh là “tốc độ”, nhưng nếu cần phải dạy cho trẻ em đánh vần như "tờ-ốc-tốc-sắc-tốc, đờ-ô-đô-nặng-độ", thì sẽ dạy bộ chữ 4.0 như thế nào?’.

 

Trả lời như sau:

Chỉ có ở Việt Nam mới có kiểu học chữ bằng cách đánh vần.

Khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ Tây phương cũng không hề soạn ra cách đánh vần kiểu hoàn toàn vô nghĩa như “mờ-a-ma-i-gờ-rét-may-sắc-máy” (máy) “Vờ-i-vi-ê-viê-tờ-viêt-nặng-Việt” (Việt).

Cách đánh vần như trên có lẽ chỉ thích hợp trong thời xa xưa khi giấy mực thiếu thốn. Nó không còn thích hợp trong thời đại thông tin mạng và giấy mực đầy đủ như hiện nay.

 

Theo phương pháp sư phạm mới trong việc dạy chữ Quốc ngữ thì không cần thiết phải đánh vần như ở thế kỷ trước.

Ta chỉ nên dạy trẻ em học thuộc tên 29 chữ cái và 5 dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) của chữ Quốc ngữ, rồi dạy đọc nguyên chữ; hoặc nếu thực sự cần đánh vần thì chỉ là ráp phụ âm đầu với nguyên vần luôn cả dấu thanh và dấu phụ.   

Đánh vần chỉ làm mất thời gian học sình lặp lại các các chữ cái và các dấu đã học.

 

Ví dụ, khi học đến vần "Uyển" thì các em đã biết đọc các nguyên âm, phụ âm và 5 dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.

Nếu dạy theo cách đánh vần theo kiểu cũ thì các giáo viên thường dạy đánh vần là "u-i dài-ê-nờ-uyên-hỏi-uyển". Họ dạy trẻ em đọc âm từng chữ cái và âm dấu hỏi (mà các em đã biết đọc) rồi cuối cùng đọc là "uyển".

Công đoạn đọc âm từng chữ cái và âm dấu hỏi trước âm "uyển" là không cần thiết vì các em đã biết đọc âm các chữ cái và dấu hỏi rồi.

Vì vậy, khi học chữ "uyển" thì chỉ nên đọc là "uyển". Như vậy đỡ mất thì giờ ê a đọc đi đọc lại âm từng chữ cái. Lớp học đỡ mệt mỏi hơn.

Lúc dạy vần "uyên", ví dụ thấy chữ "chuyên", bộ óc trẻ em tự động có thể đọc ngay là "chuyên" vì giai đoạn này trẻ em chắc chắn đã biết đọc phụ âm đầu Ch /chờ/, ở các chữ như: cha, chị, cho, …

 

Cần biết, đã có nhiều phụ huynh dạy con em mình đọc được chữ Quốc ngữ không qua đánh vần.

Chỉ cần gõ từ khóa “Không đánh vần” vào khung tìm kiếm Gu-gồ (Google) là ta có thể đọc được nhiều bài viết nói lý do và thành công trong việc dạy đọc chữ Quốc ngữ không qua đánh vần.

-        Ví dụ bài “Không nên để trẻ học đọc tiếng Việt bằng cách đánh vần” của Lê Khánh Hùng:

https://vnexpress.net/khong-nen-de-tre-hoc-doc-tieng-viet-bang-cach-danh-van-3800549.html

[Trích đoạn] “…Chỉ có ở Việt nam mới có kiểu học chữ bằng cách đánh vần, và được nâng thành "lý luận" ở các cuộc "cải cách giáo dục". Với chữ quốc ngữ tiếng Việt - một ngôn ngữ viết sao đọc vậy, rất ít ngoại lệ -có thể dạy trẻ con biết đọc trong vòng một tuần hoặc nhanh hơn, một khi không vướng víu vào bất kỳ bộ quy tắc đánh vần nào.”.

 

-        Hoặc xem bài Có cần dạy trẻ Việt đánh vần không?” của Nguyễn Thanh Tuân:

https://vnexpress.net/co-can-day-tre-viet-danh-van-khong-3808763.html

[Trích đoạn] “…Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi phương pháp dạy chữ viết cho trẻ em Việt Nam. Vì trẻ em chưa đến tuổi đi học ở trường vẫn có thể học đọc sách và học đọc trực tiếp tiếng Việt không qua giai đoạn đánh vần. Giống như người lớn học tiếng Anh, Nga, Đức, Pháp, Hoa, Hàn hay Nhật mà thôi.”

 

-    Hoặc xem bài “Dạy đọc (2): Đánh vần hay không đánh vần?” của Gs. Nguyễn Hưng Quốc:

https://www.voatiengviet.com/a/danh-van-hay-khong-danh-van-11-24-2011-134463458/916430.html

[Trích đoạn] “…Tai hại đầu tiên là nó khiến học sinh chán học, hoặc ít nhất, không thấy thú vị gì trong việc quác miệng ra gào to những âm thanh hoàn toàn vô nghĩa như “mờ-a-ma-i-gờ-rét-may-sắc-máy” (máy) “Vờ-i-vi-ê-viê-tờ-viêt-nặng-Việt » (Việt). Tai hại thứ hai là nó làm học sinh trở thành thụ động, và do đó, mất hẳn tính sáng tạo. Các em được thầy cô giáo dẫn dắt từng li từng tí. Từng vần. Từng phụ âm đầu. Từng thanh điệu. Và từng chữ. Việc dẫn dắt cẩn thận, chu đáo, chi li đến độ trí óc của các em không cần và cũng không thể làm bất cứ việc gì khác. Trừ việc nhớ.”

 

-        Tiến sĩ vật lý Trần Quốc Khánh (Hà Nội) trong buổi tranh luận về CVNSS4.0 với tác giả Trần Tư Bình, tháng 9-2022, đã cho biết chỉ trong vòng 3 tuần lễ là dạy con đọc trôi chảy bài báo chữ Quốc ngữ mà không cần đánh vần (Facebook: Qvoc Khanh https://www.facebook.com/qvockhanh)

 

Khi học CVNSS4.0 ta cũng theo phương pháp mới là không đánh vần vì ở CVNSS4.0 thì dấu thanh và dấu phụ được mã hóa vào chữ cái cuối từ.

Ví dụ:

- Tocb dof (tốc độ) ta đọc nguyên chữ là “tốc độ”. Nếu cần phải đánh vần thì chỉ là “tờ-ốc-tốc, đờ-ộ-độ”.

- Docb tok (đốc tờ) ta đọc nguyên chữ là “đốc tờ”. Nếu cần phải đánh vần thì chỉ là đánh vần là "đờ-ốc-đốc, tờ-ờ-tờ".

- Yly, Ylq, Hyly, Hylf, Hylg, Hylf (Uyên, Uyển, Huyên, Huyền, Huyễn, Huyện) ta đọc nguyên chữ là “Uyên, Uyển, Huyên, Huyền, Huyễn, Huyện”. Nếu cần phải đánh vần thì chỉ là đánh vần là "uyên, uyển, hờ-uyên-huyên, hờ-uyền-huyền, hờ-uyễn-huyễn, hờ-uyện-huyện".

 

Nói tóm lại, theo phương pháp sư phạm mới, dù dạy chữ Quốc ngữ hay CVNSS4.0, ta nên dạy đọc nguyên chữ; hoặc nếu cần đánh vần thì chỉ là ráp phụ âm đầu với nguyên vần luôn cả dấu thanh và dấu phụ.

 

Hồng Là (Facebook: https://www.facebook.com/la.phamthi.35) đã dạy CVNSS4.0 cho hai cháu học lớp 2 và lớp 4 của bà mà không cần đánh vần. Bà viết vào tháng 12/2022 như sau: 

“Trẻ con các bé thông minh lắm. Cháu nhà tui chỉ hướng dẫn các dấu và hướng dẫn bé 52 quy tắc rút gọn là bé đã hiểu đọc và viết được, bé không phải đánh vần, chữ vnss4.0 người già để ý đến rất nhanh thuộc còn trẻ em tiếp thu nhanh lắm. Các bác không lo lắng cho trẻ em. Cháu nhà em phải dừng chưa cho bé học vì bé tiếp thu quá nhanh luôn, u70 u80 học còn dễ thì trẻ em không phải nghĩ ạ. Mọi người học cho vui cũng là biết thêm một kiểu chữ thấy rất hay nhé. Chúc các bác nhiều sức khoẻ và minh mẫn nhiều.”

 

 

Nguồn: (xem ở phần bình luận)
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02EMghVoJTtKFjegMe8eC76dpuzaYdyqDhkccaufddXAgWPgAVc3Z2Z9XjujMqq3bhl&id=1450207587&mibextid=Nif5oz

 

Mời đọc thêm bài tham luận ‘Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?’ mà chúng tôi đã viết năm 2011 ở:

http://chuvietnhanh.sf.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm

 

--------------------------------

 

 

G- VÌ SAO CVNSS4.0 CÓ THỂ LÀ BỘ CHỮ CÒN KIỂU GÕ TELEX THÌ KHÔNG THỂ

(Người viết bài: Kiều Trường Lâm)

 

Một vị chuyên gia trong ngành ngôn ngữ là Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ - Nguyễn Văn Hiệp (FB: Van Hiep Nguyen) đã bình luận rằng "......... nhóm Unikey hay Vietkey hoàn toàn có thể trình ra một bộ chữ tiếng Việt không dấu, chẳng hạn "Trần Tử Bình" sẽ là "Traanf Twr Binhf", và như vậy chính là cải cách chữ QN."

 

No photo description available.

 

Diễn giải:

- Trand Tuv Bihl là chữ VN Song Song 4.0 = Trần Tử Bình

- Traanf Twr Binhf là kiểu gõ Telex = Trần Tử Bình

Trong trường hợp này vị chuyên gia ấy đã có ý nói rằng nhóm Unikey hay Vietkey hoàn toàn có thể trình ra một bộ chữ tiếng Việt không dấu, chẳng hạn "Traanf Twr Binhf" là cải cách chữ Quốc ngữ từ Telex.

Hiện nay, đa số chúng ta đang dùng kiểu gõ Telex để gõ bung ra chữ Quốc ngữ. Chưa có một văn bản nhà nước nào công nhận kiểu gõ Telex là bộ chữ.

 

Vì sao Telex không thể trở thành bộ chữ cải cách được? Có thể chứng minh như sau:

 

1. So sánh tính tương đồng của chữ Quốc ngữ và Cvnss4.0.

 

Để so sánh tính tương đồng của chữ Quốc ngữ và Cvnss4.0 thì chữ viết phải đảm bảo ở 4 dạng đọc được: đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc trong nháy mắt và đọc liên tiếp trong văn bản. Nếu chữ viết thiếu một trong 4 dạng đọc trên thì đó không phải là bộ chữ.

 

Chứng minh qua ví dụ:

Chữ Quốc ngữ: đường thẳng

Cvnss4.0: duzk thagv

Ta thấy trong chữ Quốc ngữ đã có sự liên kết của chữ và dấu khác biệt nhau. Công đoạn xử lý của não bộ trong nhận dạng việc đọc:

 

- Chữ Quốc ngữ:

Đường: não nhận diện ở vần "ường" xử lý từ "ườ" đến phụ âm cuối "ng" (ườ-ng = ường), 1 bước xử lý từ A đến B.

Thẳng: não nhận diện ở vần "ẳng" xử lý từ "ẳ đến phụ âm cuối "ng" (ẳ-ng = ẳng), 1 bước xử lý từ A đến B.

Việc đọc 1 bước xử lý trên 1 đường thẳng từ A sang B

 

- Cvnss4.0

Duzk: não nhận diện ở vần "uzk" xử lý từ "uz" đến ký hiệu dấu "k" (uz-k = uzk), 1 bước xử lý từ A đến B.

Thagv: não nhận diện ở vần "agv" xử lý từ "ag" đến ký hiệu dấu "v" (ag-v = agv), 1 bước xử lý từ A đến B.

Sở dĩ, Cvnss4.0 làm được điều này là bởi vì ký hiệu dấu nằm cuối cùng lại có đúng 1 chữ cái để nhận diện toàn bộ các dấu thanh và dấu phụ tương ứng chữ Quốc ngữ là điểm cuối ta nhìn thấy.

Việc đọc 1 bước xử lý trên 1 đường thẳng từ A sang B.

 

Vậy để đảm bảo việc đọc hiểu một cách dễ dàng ở chữ viết đọc có dấu thanh và dấu phụ thì chỉ duy nhất não xử lý công đoạn nằm trên 1 đường thẳng từ A sang B.

 

Cvnss4.0 đáp ứng điều kiện này thì đã đảm bảo tính tương đồng với chữ Quốc ngữ.

Chính vì đáp ứng điều kiện này nên Cvnss4.0 đã thoát khỏi chữ Quốc ngữ. Chính vì vậy, Cvnss4.0 không phải là chữ cải tiến chữ Quốc ngữ mà là ở một dạng chữ viết khác ở môi trường không dấu vẫn đảm bảo việc đọc hiểu dễ dàng.

 

Tại sao Cvnss4.0 lại thoát khỏi chữ Quốc ngữ là vì: trong việc đọc hiểu thì não nhận diện ở chữ cái nên việc hình dung trong não ở chữ có thanh điệu là môi trường của các chữ cái ghép thành nó tạo ra môi trường chữ có thanh điệu. Việc hình dung đọc hiểu là các ký hiệu dấu.

 

Còn chữ Quốc ngữ, hình dung trong não là những chữ cái và các dấu ghép thành nó tạo ra môi trường có thanh điệu. Việc hình dung đọc hiểu là chữ có dấu.

 

Đó là lý do vì sao Cvnss4.0 được gọi là chữ song song vì đã thoát khỏi chữ Quốc Ngữ. Ký hiệu dấu là sáng tạo đầu tiên trong lịch sử Việt Nam kể từ khi chữ Quốc ngữ ra đời. Ký hiệu dấu kết hợp với vần Chữ Quốc Ngữ và vần CVN của tác giả Trần Tư Bình trở thành Cvnss4.0.

 

2. Telex có đáp ứng được nhận diện của não trên đường thẳng từ A sang B?

 

Như đã đề cập ở trên, để đáp ứng điều kiện trở thành bộ chữ thì bộ chữ ấy phải đáp ứng điều kiện trong việc nhận diện của não, chỉ duy nhất nhận diện trên 1 đường thẳng từ A sang B.

Ở Telex việc nhận diện hoàn toàn là các chữ cái như Cvnss4.0. Nhưng Cvnss4.0 trở thành bộ chữ được mà Telex chỉ là kiểu gõ cho chữ Quốc ngữ vì Telex không đảm bảo tính tương đồng trong việc nhận diện xử lý của não trên 1 đường thẳng từ A sang B.

 

Chứng minh:

Ta lấy lại ví dụ trên ở kiểu gõ Telex:

Chữ Quốc ngữ: đường thẳng

Telex: Dduwowfng thawrng:

 

Dduwowfng: não nhận diện ở vần "uwowfng" xử lý từ "uw" đến "ow" đến "f" đến "ng" (uw-ow-f-ng = uwowfng). Việc đọc hiểu trong chữ telex có nhiều công đoạn xử lý từ A đến B, B đến C, C đến D (A-B-C-D) ở nhiều điểm trên 1 đường thẳng sẽ gây ra xử lý chậm nhịp trong việc đọc hiểu văn bản.

Thawrng: não nhận diện ở vần "awrng" xử lý từ "aw" đến "f" đến ng (aw-r-ng = awrng). Tương tự như trên trong chữ "aw-r-ng = awrng" não xử lý ở đường thẳng có nhiều điểm.

Vậy Telex không đáp ứng được việc đọc trên 1 đường thẳng với 2 điểm từ A sang B. Nên kiểu gõ Telex không thể là bộ chữ mà chỉ là kiểu gõ.

Vì vậy, lời bình luận của một vị chuyên gia là Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học - Nguyễn Văn Hiệp trong ngành ngôn ngữ là hoàn toàn không đúng khi đề cập kiểu gõ Telex có thể trở thành bộ chữ cải cách.

 

--------------------------------

 

 

H- CVNSS4.0 CÓ ĐÚNG NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC KHÔNG?

(Người viết bài: Trần Tư Bình)

 

Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) chính thức được báo chí nói đến vào cuối tháng 3-2020 sau khi nó được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG.

 

Nhiều ý kiến, bài viết trái chiều trên mạng xã hội của nhiều độc giả đã được viết ra.

 

Phần lớn độc giả chỉ đọc bản demo hình chụp bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh qua 2 kiểu chữ trên báo chí. Họ không chịu tìm hiểu công thức CVNSS4.0, cho nên họ đã có nhiều nhận định chưa chính xác về CVNSS4.0, chẳng hạn cho rằng chữ 4.0 “không hợp lí, không có cơ sở khoa học” (Ts. Nguyễn Văn Lợi – Nguyên Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam), hoặc chữ 4.0 "...thiếu khoa học trong thiết kế, chưa tuân thủ cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt, không tuân thủ hệ thống ngữ âm quốc tế, không bảo đảm tính đơn trị, còn nhập nhằng và khó nhớ...” (Ts. Đặng Minh Tuấn - tác giả VietKey).

 

Chúng tôi đã viết một bài dài “Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song có đúng nguyên tắc âm vị học không?” nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0 – một bộ chữ không dấu cực ngắn cho tiếng Việt.

 

Kính mời độc giả xem bài viết trên ở:

https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm

 

Bài này đã được mạng Thánh địa Việt Nam học đăng lại và chia ra 2 phần ở:

- Phần 1: https://thanhdiavietnamhoc.com/chu-viet-nhanh-chu-vn-song-song-4-0-co-dung-nguyen-tac-am-vi-hoc-hay-khong/

- Phần 2: https://thanhdiavietnamhoc.com/chu-viet-nhanh-chu-vn-song-song-4-0-co-dung-nguyen-tac-am-vi-hoc-hay-khong-phan-2/

 

--------------------------------

 

 

I- VÀI HÀNG TIỂU SỬ HAI ĐỒNG TÁC GIẢ

 

- Tác giả Kiều Trường Lâm:

 

 

Sinh năm 1986 tại Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: Hà Nội, Việt Nam.

Học vấn: Cử nhân Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Marketing, Đại học Kinh Tế Huế.

Công việc: Mậu dịch quốc tế.

 

- Tác giả Trần Tư Bình:

 

 

Sinh năm 1954 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: Thành phố Sydney, Úc.

Học vấn: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1977, ngành Ngữ Văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Tiểu Học Đà Nẵng, 1974.

Công việc ở VN: Giáo viên Văn trường THPT cấp 3 Lý Thường Kiệt, Tp.HCM, từ 1977-1980.

Công việc ở Úc: Làm việc ở Bưu Điện Úc, từ 1982 đến nay (2023). Cuối tuần, dạy Việt ngữ ở Liên trường Văn hóa VN Sydney, từ 1986 đến 2016. Quản trị trang mạng Chữ Việt Nhanh http://chuvietnhanh.sf.net

 

--------------------------------

 

 

© Kiều Trường Lâm & Trần Tư Bình (phiên bản ngày 17-01-2025)

- Kiều Trường Lâm

(Email: kieutruonglam@gmail.com, Facebook: https://facebook.com/truonglam.kieu.7)

- Trần Tư Bình

(Email: tubinhtran@gmail.com, Facebook: https://facebook.com/tubinhtran)

 

*****************

 

· Đường dẫn để in và xem bài này:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVNSongSong.pdf

Hoặc:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVNSongSong.doc

 

· Đường dẫn để xem bài này trên mạng:

http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVNSongSong.htm

 

 

 

Về Trang Chính: Chữ Việt Nhanh

http://chuvietnhanh.sourceforge.net