|
||||
Chữ Việt Nhanh và Chữ VN Song Song có đúng nguyên tắc âm vị học không? Trần Tư Bình (Tác giả Chữ Việt Nhanh. Đồng tác giả Chữ VN Song Song 4.0) Ghi chú: Bài này
đã được
mạng Thánh địa Việt Nam học đăng lại và chia ra 2 phần ở:
I- GIỚI
THIỆU Một bộ chữ tượng thanh được xem là đúng
nguyên tắc âm vị học
khi một âm vị chỉ
ghi bằng một dạng ký tự duy
nhất, có thể chỉ là 1 chữ cái (vd: a, b, c, e, ê, ế,
ứ, ở…), hoặc gồm
2 hay 3 chữ cái (vd: ch, ph,
th, tr, ia, ua, ưa, ứa, uy, ủy, uya…). Dù chữ Quốc ngữ (CQN) hiện nay vận hành hiệu quả nhưng xét kỹ thì vẫn còn một số điểm không đúng nguyên tắc âm vị học. Các khuyết điểm dễ thấy không đúng nguyên tắc âm vị học của CQN như: - Âm vị
/i/ [i]: khi thì viết
Y (kỳ, lý…), khi thì viết
I (thi, trí…). - Âm vị
/k/ [cờ]: khi thì viết C (ca, co, cứ…), khi thì viết K (kín, kê, ke). - Chữ “ga, gò…” thì đọc
với âm vị /g/ [gờ], còn chữ “gì” thì đọc
với âm vị /j/ [giờ]. - Âm vị
/g/ [gờ]: khi thì viết G (ga, gò…), khi thì
viết GH (ghi, ghê, ghe). - Âm vị
/ŋ/ [ngờ]: khi
thì viết NG (nga, ngò…), khi
thì viết NGH (nghi, nghề, nghe). Và các khuyết điểm khó thấy không đúng nguyên tắc âm vị học của CQN mà một số chuyên gia ngôn
ngữ đã nêu ra như: - Các cặp
nguyên âm đôi ia/iê,
ua/uô, ưa/ươ thật ra chỉ là một, nhưng khi thì viết: ia, ua, ưa;
khi thì viết: iê, uô, ươ. (¹) - Các âm
tiết: iêm, iên, iêt, iêu,
iêng đứng một mình thì lại viết là yêm, yên, yêt,
yêu, yêng. (²) - Nguyên âm đôi [iƏ] khi thì viết ia (tia), khi
thì viết iê (tiên), khi
thì viết ya (giặt giỵa). - Cặp nguyên âm ghép
uya/uyê thật ra chỉ là một, nhưng khi thì viết uya (khuya); khi thì viết
uyê (khuyên). Để trả lời câu hỏi bộ chữ "Chữ Việt Nhanh" (CVN) và "Chữ VN Song Song 4.0" (Chữ 4.0 hay
CVNSS4.0) có đúng nguyên tắc âm vị học
hay không, ta phải hiểu chính xác CVN và Chữ
4.0 là gì. Chữ 4.0 là cách viết không dấu và rất ngắn, rút gọn tối ưu từ CQN. Nó gồm 52 qui ước
có hệ thống, nối tiếp và móc xích. Trước tiên phải
nắm vững 34 đề xuất ghi gọn CQN thành một kiểu chữ Việt cực ngắn, tên là Chữ Việt Nhanh (CVN). Sau khi nắm vững 34 đề xuất của CVN, ta mới hiểu được
qui ước 18 chữ cái,
gọi là Ký Hiệu Dấu, dùng thay thế các dấu phụ và dấu thanh cho CVN, tạo thành Chữ 4.0 Ai nắm vững 34 đề xuất của CVN thì sẽ dễ dàng hiểu CVN đã giải quyết được toàn bộ các khuyết điểm về âm vị
học ở CQN. Còn ai chưa nắm vững 34 đề xuất CVN thì xin xem
phần trình bày chi tiết sau đây để hiểu CVN, sau đó mới
hiểu rõ các đề xuất nào của CVN đã góp phần giải quyết được toàn bộ các khuyết điểm về âm vị
học ở CQN. Chữ 4.0 chỉ mới chính thức được
báo chí nói đến vào cuối tháng 3-2020 vừa qua sau khi nó
được Cục
Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
cấp giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG. Nhiều ý kiến, bài viết trái chiều trên mạng xã hội của nhiều độc giả đã được viết ra. Phần lớn độc giả chỉ đọc bản demo trên báo chí, không
chịu tìm hiểu công thức chữ 4.0, cho nên họ
đã có nhiều nhận định chưa chính xác về
chữ 4.0, chẳng
hạn cho rằng chữ 4.0 “không hợp lí, không có
cơ sở khoa học” (Ts. Nguyễn
Văn Lợi – Nguyên Phó Viện
trưởng Viện
ngôn ngữ học Việt Nam), hoặc chữ 4.0 "...thiếu khoa học trong thiết kế, chưa tuân thủ cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt, không tuân thủ
hệ thống ngữ âm quốc tế, không bảo đảm tính đơn trị, còn nhập nhằng và khó nhớ...” (Ts. Đặng Minh Tuấn
- tác giả VietKey). Chúng tôi viết
bài này nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói
trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc
âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0 – một bộ chữ không dấu cực ngắn cho tiếng Việt. II- 34 ĐỀ XUẤT CHỮ VIỆT NHANH (CVN)
Lưu ý:
Các đề xuất có tính hệ thống nối tiếp móc xích nhau.
Chúng cần phải được
đọc thật
chậm, kể cả các ví dụ thì
mới hiểu rõ được. Hiểu rõ từng đề xuất trước thì mới hiểu được
các đề xuất kế tiếp. CVN là kiểu chữ Việt cực ngắn rút gọn từ CQN theo các qui luật trong 5 nhóm sau: 1- Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch (1 qui tắc). • Bỏ bớt
dấu sắc
ở mọi từ
có chữ cái cuối là: c, p, t, ch. Vd: bực tưc
= bực tức, nup = núp, trot lọt = trót lọt. 2- Y và Uy (3 qui tắc). • I thay
Y. Vd: i tá = y tá. • Y
thay UY. Vd: thý = thúy, byt
= buýt. • Chỉ vần AY, ÂY giữ nguyên AY, ÂY.
Vd: mây bay = mây bay. 3- Phụ âm đầu chữ (9 qui tắc). • F thay
PH. Vd: fải
= phải. • Q thay
QU. Vd: qay =
quay, qân = quân, qôc = quốc, qi = qui, qy = quy. • C thay
K. Vd: cín = kín, cê = kê, cẻ = kẻ. • K thay
KH. Vd: ki kó kăn = khi khó khăn. • Z thay
D. Vd: zì = dì, zo zự =
do dự. • D thay
Đ. Vd: di dâu dó = đi đâu đó. • J thay
GI. Vd: já jì = giá gì,
jữ jìn = giữ gìn, jặt jịa = giặt giỵa (vì i thay
y). • G thay
GH. Vd: gì = ghì, gê = ghê,
ge = ghe. • W thay
NG-NGH. Vd: wa
= nga, wĩ = nghĩ, wề = nghề, we = nghe. 4- Phụ âm cuối chữ (3 qui tắc). • G thay
NG. Vd: mag = mang,
xoog = xoong. • H thay
NH. Vd: bah = banh, hoàh
= hoành, huêh = huênh. • K thay
CH. Vd: tak bạk = tách bạch, hoạk = hoạch, wuệk = nguệch. 5- Năm
mươi hai vần “Nguyên Âm Ghép- NAG” và các chữ
cái cuối của chúng (18 qui tắc). Có 52 vần “NAG” và các chữ cái cuối của chúng được xét đến như sau: - uyêt, uyên; - iêt, iêp, iêc, iên, iêm,
iêng, iêu; - yêt, yên, yêm, yêng, yêu; - uôt, uôc, uôn, uôm, uông,
uôi; - ươt, ươp,
ươc, ươn,
ươm, ương,
ươu, ươi; - uât, uân, uâng, uây; - uơt, uơn; - oăt, oăc,
oăn, oăm, oăng; - oet, oen, oem, oeo; - oat, oap, oac, oan, oam, oang,
oao, oai, oay. Trong
52 vần “NAG” kể
trên, có: - Các NAG gồm: UYÊ, IÊ, YÊ, UÔ, ƯƠ, UÂ, UƠ,
OĂ, OE, OA; - Các chữ cái cuối gồm: T, P, C,
N, M, NG, O, U, I, Y. Tất cả 52 vần NAG kể trên được ghi gọn lại, chỉ còn 2 chữ cái mỗi vần, theo công thức hai bước như sau: - Thứ nhất là, rút gọn NAG còn một nguyên âm; - Thứ hai là, CÙNG LÚC, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác. • Bước 1- Rút gọn NAG còn một nguyên âm, gọi
là “nguyên âm rút gọn”
(10 qui tắc): - UYÊ rút gọn còn Y; - IÊ-YÊ …………. I; - UÔ ……………. U; - ƯƠ ……………. Ư; - UÂ ……………. Â; - UƠ ……………. Ơ; - OĂ ……………. Ă; - OE …………….. E; - OA …………….. O; - OA …………….
A (Chỉ ở vần ‘oay’). • Bước 2- Thay chữ
cái cuối bằng chữ cái khác, gọi là “chữ cái cuối mới” (8 qui tắc): - T thay bằng D; - P ……….… F; - C ……….… S; - N ……….… L; - M ………… V; - NG …….…. Z; - O-U ……… W; - I-Y …….….. J. Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn
vào 8 chữ cái cuối mới, tất cả 52 vần “NAG” trên đây được ghi gọn lại mà mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau: - uyêt, uyên = yd, yl; - iêt, iêp, iêc, iên,
iêm, iêng, iêu = id, if, is, il, iv, iz,
iw; - yêt, yên, yêm, yêng,
yêu = id, il, iv, iz, iw; - uôt, uôc, uôn, uôm,
uông, uôi = ud, us, ul, uv, uz, uj; - ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi = ưd,
ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưw, ưj; - uât, uân, uâng, uây
= âd, âl, âz, âj; - uơt, uơn = ơd, ơl; - oăt, oăc, oăn, oăm, oăng = ăd, ăs, ăl, ăv, ăz; - oet, oen, oem, oeo
= ed, el, ev, ew; - oat, oap, oac, oan, oam,
oang, oao, oai, oay = od, of, os, ol, ov,
oz, ow, oj, aj. Các ví dụ dưới
đây sẽ cho thấy nhiều chữ Việt được
ghi rất gọn theo các qui tắc trên. yd = uyêt. Vd: kyd = khuyết, qyd
= quyết. yl = uyên. Vd: wỹl = nguyễn, qỳl
= quyền. id = iêt, yêt. Vd: vid = viết, id = yết. if = iêp. Vd: wịf = nghiệp. is
= iêc. Vd: tis vịs = tiếc việc. il
= iên, yên . Vd: fil = phiên, íl = yến. iv
= iêm, yêm . Vd: fív = phiếm, ỉv = yểm. iz
= iêng, yêng. Vd: jíz = giếng, wiz = nghiêng, iz = yêng. iw
= iêu, yêu. Vd: fíw = phiếu, iw = yêu. ud = uôt. Vd: nud = nuốt, rụd = ruột. us = uôc. Vd: cus = cuốc. ul = uôn. Vd: lul = luôn. uv = uôm. Vd: lụv thụv = luộm
thuộm. uz = uông. Vd: úz = uống. uj = uôi. Vd: cúj = cuối. ưd = ươt. Vd: lưd =
lướt. ưf = ươp. Vd: cưf =
cướp. ưs = ươc. Vd: dựs =
được, fưs = phước. ưl = ươn. Vd: lựl = lượn. ưv = ươm. Vd: bưv bứv = bươm bướm. ưz = ương. Vd: fưz = phương, gưz =
gương. ưw = ươu. Vd: rựw = rượu. ưj = ươi. Vd: tưj cừj = tươi
cười. âd = uât. Vd: kâd = khuất, lậd = luật. âl = uân. Vd: kâl = khuân, tầl = tuần. âz = uâng. Vd: bâg kâz = bâng khuâng. âj = uây. Vd: kâj kỏa = khuây khỏa. ơd = uơt. Vd: hợd = huợt. ơl = uơn. Vd: hỡl = huỡn. ăd = oăt. Vd: chăd = choắt,
wặd = ngoặt. ăs = oăc. Vd: hặs = hoặc,
wăs = ngoắc. ăl = oăl. Vd: xăl = xoăn. ăv = oăm. Vd: kăv = khoăm. ăz = oăng. Vd: hẵz = hoẵng,
kắz = khoắng. ed = oet. Vd: ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt. el = oen. Vd: hel = hoen. ev = oem. Vd: wev wév = ngoem ngoém. ew = oeo. Vd: wẻw = ngoẻo. od = oat. Vd: kod = khoát, lọd = loạt. of = oap. Vd: wof = ngoáp. os = oac. Vd: kos = khoác, tọs = toạc. ol = oan. Vd: hòl tòl = hoàn toàn. ov = oam. Vd: wọv = ngoạm. oz = oang. Vd: hòz = hoàng, kỏz = khoảng. ow = oao. Vd: wów ộp = ngoáo ộp. oj = oai. Vd: kój = khoái, wòj = ngoài. aj = oay. Vd: laj haj = loay hoay. (Ở trên là phần tóm tắt 34 đề xuất biến đổi từ CQN qua CVN. Nếu
cần, độc
giả có thể tham khảo thêm bài đầy đủ “Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn” để hiểu rõ hơn về CVN ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm
) Qua phần trình bày 34 đề xuất CVN ở
trên, độc giả nào thông hiểu thì sẽ thấy toàn bộ các khuyết điểm về âm vị
học ở CQN đã
được giải
quyết. Giải thích: -
Không còn khuyết
điểm âm vị /i/ khi thì viết
Y (kỳ, lý…), khi thì viết
I (thi, trí…). Lý do vì âm
vị /i/ nay đều viết là I. Vd: lí
trí = lý trí, mĩ=mỹ. -
Không còn khuyết
điểm âm vị /k/ [cờ] khi thì viết
C (ca, co, cứ…), khi
thì viết K (kín, kê, ke).
Lý do vì âm vị /k/ nay đều viết là C. Vd: cín,
cệ, cẻ = kín kệ kẻ. -
Không còn khuyết
điểm chữ
“ga, gò…” thì đọc với âm vị /g/ [gờ], còn chữ “gì” thì đọc với âm vị /j/ [giờ]. Lý do vì chữ
"gì" ở CVN nay viết
là "jì". -
Không còn khuyết
điểm âm vị /g/ [gờ] khi thì viết
G (ga, gò…), khi thì viết GH (ghi, ghê, ghe).
Lý do vì ở CVN thì G thay GH, cho nên các
chữ "ga, gò, ghi, ghê, ghe..."
nay viết là
"ga, gò, gi, ghê, ghe...". -
Không còn khuyết
điểm âm vị /ŋ/ [ngờ] khi thì viết
NG (nga, ngò…), khi thì viết
NGH (nghi, nghề, nghe). Lý do vì ở CVN thì W thay NH-NGH, cho nên các chữ
"nga, ngò, nghi, nghề, nghe..." nay viết là "wa, wò, wi, wề,
we...". -
Không còn khuyết
điểm các cặp nguyên âm đôi ia/iê, ua/uô,
ưa/ươ (thật ra chỉ là một) nhưng khi thì viết: ia, ua, ưa;
khi thì viết: iê, uô, ươ. Lý do vì trong
CVN không còn thấy 3 cặp nguyên âm đôi
"iê, uô, ươ". Chúng đã được rút gọn còn "i, u, ư" trong đề xuất nhóm số (5) Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép và
chữ cái cuối". -
Không còn khuyết
điểm các âm tiết: iêm, iên, iêt,
iêu, iêng đứng một mình thì lại
viết là yêm, yên, yêt,
yêu, yêng. Lý do vì ở CVN các âm tiết
trên được
viết chung là "iv, il, id, iw, iz" theo đề xuất nhóm số (5) Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép
và chữ cái cuối". -
Không còn khuyết
điểm nguyên âm đôi [iƏ] khi thì viết ia (tia), khi
thì viết iê (tiên), khi
thì viết ya (giặt giỵa). Lý do vì chữ "tiên" ở CVN viết
là "til" theo đề xuất nhóm số (5), còn chữ "giỵa"
ở CVN viết là
"jịa" theo
đề xuất nhóm số (3). -
Không còn khuyết
điểm cặp
nguyên âm ghép uya/uyê
(thật ra chỉ là một) nhưng khi thì viết uya (khuya); khi thì viết
uyê (khuyên). Lý do vì trong
CVN không còn thấy nguyên âm ghép "uyê". Nó đã được rút gọn còn "y" trong đề xuất nhóm số (5) Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép
và chữ cái cuối". Với phần trình bày trên,
ta thấy CVN không những rút gọn CQN đến mức cực ngắn mà còn giải quyết được
các điểm không đúng nguyên tắc âm vị học
ở CQN. Sau khi nắm vững 34 qui
ước CVN ở trên, ta dùng 18 chữ cái (gọi là Ký Hiệu
Dấu) thay thế các dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN để tạo thành chữ cực ngắn không dấu, gọi tắt là chữ 4.0 hay Cvnss4.0. Và như đã nói, chữ 4.0 chỉ là dùng 18 chữ cái (gọi là Ký Hiệu
Dấu) thay các dấu phụ và dấu thanh cho CVN. Chúng không đụng
chạm gì tới âm vị. Do đó, chữ 4.0 cũng là bộ chữ
đúng nguyên tắc âm vị học. Ai đã nắm vững 18 qui
ước Ký Hiệu
Dấu (KHD) thì sẽ dễ dàng hiểu chữ 4.0 cũng là bộ chữ
đúng nguyên tắc âm vị học. Còn ai chưa nắm vững 18 qui
ước KHD thì xin
xem phần trình bày chi tiết sau đây để hiểu chữ 4.0, rồi sau đó mới hiểu được
qui ước KHD nào đã
làm cho chữ 4.0 không vi phạm nguyên tắc về âm vị học.
III- 18
QUI ƯỚC KÝ HIỆU DẤU (KHD) Lưu ý: Xin đọc chậm các qui ước từ
trên xuống dưới vì chúng có quan
hệ móc xích, nối tiếp. Hiểu được đề
xuất ở trên thì mới hiểu các đề xuất sau đó. Có tất cả 18 qui tắc KHD, thay thế dấu phụ và dấu thanh cho CQN và CVN để tạo thành bộ chữ CVNSS4.0. Chúng được chia ra 4 nhóm
như sau. - Nhóm dấu Nón ^: B, D, Q, G, F.
(thay cho Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng)- 5 qui tắc. - Nhóm dấu Móc ˀ hay dấu Trăng ᨆ: X, K, V, W, H. (thay cho Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng)- 5 qui tắc. - Nhóm không dấu phụ: J, L, Z, S, R. (thay
cho Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng)- 5 qui tắc. - Nhóm thanh ngang: O, Y, P (không có dấu
thanh)- 3 qui tắc. 1- Nhóm dấu Nón ^: B, D, Q, G, F. 5 qui tắc thay các dấu
thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn có dấu Nón ^ ở CQN. MẸO
NHỚ: B, D, Q, G, F thì có hình dạng
kín phía trên như nón, mưa không rơi vào được trong ký tự. 2- Nhóm dấu Móc ˀ hay dấu Trăng ᨆ: X, K, V, W, H. 5 qui tắc thay các dấu
thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn có dấu móc ˀ hay dấu trăng ᨆ ở CQN. MẸO
NHỚ: X, K, V, W, H thì có hình dạng
hở phía trên như trăng liềm, mưa rơi vào được bên trong ký
tự. 3- Nhóm không dấu
phụ: J, L, Z, S, R. 5 qui tắc thay các dấu
thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cho chữ vốn không có dấu phụ (nón, móc, trăng) ở CQN. MẸO
NHỚ: Để nhớ J, L, Z, S, R ứng với các dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong trường hợp này, có thể căn cứ theo hình dạng
của chúng và nhớ như sau. - J thẳng hướng dấu sắc '. - L thẳng hướng dấu huyền `. - Z dạng như dấu hỏi ˀ. - S dạng như dấu ngã ~. - R dạng gọn như dấu nặng. 4- Nhóm thanh Ngang:
Y, O, P (không có dấu thanh). Giải thích thêm một số ví dụ
có sử dụng chữ P: - Loay = laj (CVN) = lajp (CVNSS4.0) để không hiểu lầm là ‘lá’ (ở CVNSS4.0: laj = lá). - Long = log (CVN) = logp
(CVNSS4.0) để không
hiểu lầm là ‘lỗ’ (ở
CVNSS4.0: log = lỗ). - Reng = reg (CVN) = regp (CVNSS4.0) để không hiểu lầm là ‘rễ’ (ở CVNSS4.0: reg = rễ). - Khoen = kel (CVN) = kelp (CVNSS4.0), để
không hiểu lầm là ‘khè’ (ở CVNSS4.0: kel = khè). - Oai = oj (CVN) = ojp (CVNSS4.0), để không hiểu lầm là ‘ó’ (ở CVNSS4.0: oj =
ó). - Toan = tol (CVN) = tolp (CVNSS4.0), để không hiểu lầm là ‘tò’ (ở CVNSS4.0:
tol = tò). - Toang = toz (CVN) = tozp (CVNSS4.0), để không hiểu lầm là ‘tỏ’ (ở
CVNSS4.0: toz = tỏ). Qua phần trình bày 18 qui ước KHD ở trên,
ta thấy chữ
4.0 không đụng
chạm gì tới âm vị. Do đó, chữ 4.0 cũng là bộ chữ
đúng nguyên tắc âm vị học. IV- CÁCH
ĐỌC VÀ ĐÁNH VẦN CHỮ VIỆT 4.0 Nhiều độc giả hỏi làm sao đánh
vần CVNSS4.0 khi nó được dùng như bộ chữ. Chữ "docb tok" (đốc tờ) thì đánh vần thế nào? Độc giả Quả Cầu hỏi:
‘...Sau khi quen chữ 4.0 rồi thì nhìn chữ
"docb tok" (đốc tờ) ta cũng có thể phát âm nhanh là
“đốc tờ”,
nhưng nếu cần phải dạy cho trẻ em đánh vần như "đờ-ốc-đốc-sắc-đốc,
tờ-ơ-tơ-huyền-tờ", thì
sẽ dạy bộ chữ 4.0 như thế nào?’. Trả lời như sau: Theo phương pháp sư phạm mới trong việc dạy đánh vần chữ Quốc ngữ thì trẻ em đọc nguyên chữ hoặc nguyên vần. Nếu phải đánh vần thì ráp phụ
âm đầu chữ với vần và thêm dấu thanh (nếu có) như ví dụ nêu
ra ở trên ta đánh
vần là " đờ-ốc-đốc-sắc-đốc, tờ-ơ-tơ-huyền-tờ". Dạy đánh vần ở CVNSS4.0 cũng
theo phương pháp mới này, nghĩa là trẻ em đọc nguyên chữ hoặc nguyên vần. Nếu phải đánh vần thì ráp phụ
âm đầu chữ với vần mà thôi, ta không đánh vần dấu thanh vì ở CVNSS4.0 thì dấu phụ và dấu thanh được mã hóa trong
một chữ cái cuối từ, gọi là Ký Hiệu
Dấu. Ví dụ: - B = (dấu ^ + dấu sắc). Docb = đốc, tocb = tốc, bonb = bốn. - K = (dấu móc + dấu huyền) hay (dấu trăng + dấu huyền). Tok = tờ, cok = cờ, lonk = lờn, lank = lằn. Cách đánh vần nếu thực sự cần thiết: - "Docb tok" đánh vần là "đờ-ốc-đốc, tờ-ờ-tờ". - "Docf tob" (độc tố) đánh vần là "đờ-ộc-độc, tờ-ố-tố". - "Wizy wuav" (nghiêng ngửa) đánh vần là "ngờ-iêng-nghiêng, ngờ-ửa-ngửa". - "Kydb divq" (Khuyết điểm) đánh vần là "khờ-uyết-khuyết, đờ-iểm-điểm". - "Fuzk, Qanf, Hylf" (Phường, Quận, Huyện) đánh vần là "phờ-ường-phường, quờ-ận-quận,
hờ-uyện-huyện". - "Uzb nusx nhox wuld"
(Uống nước
nhớ nguồn) đánh vần là "uống, nờ-ước-nước,
nhờ-ớ-nhớ,
ngờ-uồn-nguồn". Nói tóm lại,
theo phương pháp sư phạm mới, dù dạy đánh vần chữ Quốc ngữ hay CVNSS4.0, ta nên dạy đọc nguyên cả vần hay cả chữ. Mời đọc thêm bài tham
luận ‘Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?’ mà chúng tôi đã
viết năm 2011 ở: http://chuvietnhanh.sf.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm V- TẠM
KẾT Thay lời kết, xin trích lại nguyên văn câu cuối cùng trong bài
viết có giá trị khoa học "Chữ VN Song Song 4.0 - Tán thành hay phản đối?"
của tác giả Phúc Lai như sau: "... Tâm lý chung
của con người
là ngại thay đổi, và khi người
ta nhìn thấy những ký tự lạ khó đọc sẽ thấy “ngứa mắt,” (khác gì tiếng
nước ngoài đâu!) và nhanh chóng phản
đối thì cũng tương tự như câu chuyện trước đây cụ Bùi Hiền bị người ta rủa xả thôi. Mỗi cách thể hiện chữ Việt mới đều là những cố gắng, nỗ lực rất đáng trân trọng và nghiêm túc
xem xét, vì nếu thực sự nó có giá
trị mà chúng ta bỏ qua thì thực có lỗi với dân tộc”. ______________________ CHÚ THÍCH (¹) “Trong bảng các khuôn của tiếng Việt, còn có một
nhóm khuôn rất đặt biệt, đó là các khuôn
mà thành phần nguyên âm không phải
là một nguyên âm đơn,
mà là một
trong các nguyên âm đôi
ia/iê, ua/uô, ưa/ươ. Như chúng ta đã biết, trước kia Đuy-boa,
rồi về sau Nguyễn Triệu Luật, đều đã có nhận xét rằng ia và iê
(trong iên, iêu, v.v…), ua
và uô (trong uôn, uôi,
v.v…), và ưa và ươ
(trong ươn, ươi, v.v…) thật ra chỉ là một. Sau này, Lê Văn Lý, Nguyễn Bạt Tụy, E-mơ-nô, và gần
đây Goóc-đi-na cũng thống nhất như thế. Nhưng khi đi vào
phân tích cụ thể hơn, thì ý kiến lại chưa nhất trí. (…) Kết luận, Lê Văn Lý cho
rằng ia/iê, ua/uô,
ưa/ươ có tính chất
một âm vị và đáng
lẽ chỉ nên viết bằng một kí hiệu đơn nhất mà thôi. (…) Nếu kết luận như trên là đúng,
thì có một số vấn đề nên nghiên cứu
để cải tiến chữ Quốc ngữ cho hợp lí hơn và
giản tiện hơn. Nên nghiên cứu viết thống nhất bằng một cách nguyên âm
đôi [iƏ], [uƏ], ưƏ]. Hiện nay, khi thì viết ia, ua, ưa;
khi thì viết iê, uô, ươ, là không hợp
lí. Để cho gọn
hơn, giản tiện hơn, cũng nên nghiên cứu viết [iƏ], [uƏ], ưƏ] bằng một kí hiệu đơn nhất, bằng một con chữ đơn mà thôi.” (Trích sách Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội,
1961, tr.164, 165, 166, 167). (²) “Một số khuôn, thành phần nguyên âm là
[iƏ], có thể đứng riêng một mình làm thành
âm tiết: iêm, iên, iêt,
iêu; những âm tiết này chữ Quốc ngữ lại viết yêm, yên, yêt,
yêu, với con chữ y (nhưng nếu có thêm phụ âm đầu, thì lại viết với con chữ i: viết tiêm, tiên, tiêt,
tiêu, không viết tyêm, tyên, tyết, tyêu). Con chữ y ở đây là một
bất hợp lí, nên xóa
bỏ và thay bằng con chữ i, nghĩa là nên viết iếm thế, iên ổn, iết kiến, iêu thương.” (Trích sách Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ, Viện Văn Học, Nxb. Văn Hoá, Hà nội, 1961, tr. 167). _______________________ BÀI THAM KHẢO -
Bài “Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn” của Trần Tư Bình. http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm -
Bài “Chữ VN Song Song 4.0 và Ví
dụ” của Kiều Trường Lâm và Trần
Tư Bình. http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
-
Bài "Chữ VN
Song Song 4.0 - Tán thành hay phản đối?" của
Phúc Lai. © Trần Tư
Bình (phiên bản cập nhật ngày 02-02-2022) -
Email: tubinhtran@gmail.com -
Website: Chữ Việt
Nhanh http://chuvietnhanh.sf.net -
Fanpage Chữ Việt Nhanh: http://facebook.com/fanpageCVN -
Facebook: http://facebook.com/tubinhtran Vài hàng tiểu
sử tác giả Trần Tư Bình:
************* · Đường
dẫn để in
và xem bài này: Hoặc: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.doc
· Mã
QR để in và xem bài này: · Đường dẫn
để xem bài này trên
mạng: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhVaChuVNSongSongCoDungNguyenTacAmViHocKhong.htm
|
||||
|