CƠ DUYÊN RA ĐỜI CHỮ VN SONG SONG 4.0 NĂM 2020
Tác giả: Trần Tư Bình
Để
hiểu câu chuyện thú vị rất tình cờ về
cơ duyên ra đời Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0)
năm 2020, tưởng
cũng cần nhắc lại nét về cấu
trúc của bộ chữ.
CVNSS4.0 gồm 2 phần, tất cả có 52 qui tắc.
- Phần
thứ Nhất: có 34 qui tắc rút gọn tối
đa Chữ Quốc
ngữ (CQN) để
tạo thành Chữ Việt Nhanh (CVN) vẫn
còn dấu thanh và dấu
phụ. CVN do tác giả Trần Tư Bình sáng tạo từ năm 1977.
- Phần
thứ Nhì: Sau đó, dùng 18 chữ cái, gọi là Ký
Hiệu Dấu (KHD) đặt
ở cuối từ
thay thế các dấu thanh
và dấu phụ cho CVN thì mới tạo
thành CVNSS4.0. Và 18 chữ cái KHD thì do tác giả
Kiều Trường Lâm sáng tạo từ năm 2010.
1) Chữ Việt Nhanh là gì và
vì sao được
tác giả Trần Tư Bình sáng tạo từ năm 1977?
Năm
1976, tôi 22 tuổi, đang là sinh
viên trường
ĐH. Tổng Hợp
TP.HCM (tên cũ
ĐH. Văn Khoa Sài gòn)
tình cờ mượn ở thư viện cuốn sách gần 400 trang “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb Văn Hoá, Hà Nội, 1961. Quyển sách gồm các báo
cáo và tham
luận đọc trong Hội nghị 3 ngày bàn về vấn
đề cải tiến chữ Quốc ngữ.
Đọc
mục lục, tôi ngạc nhiên lắm, vì theo hiểu
biết của tôi khi ấy
thì chữ Quốc ngữ đã hoàn thiện rồi, sao lại có cả
một hội nghị bàn về cải tiến chữ Quốc ngữ tổ chức tại Hà Nội năm 1960?
Quyển
sách trình bày: những điều bất hợp lý của
chữ Quốc ngữ;
các đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ đã có từ trước
cho đến thời điểm ấy; và 20 bài tham luận
của những nhà ngôn ngữ
học ở miền
Bắc lúc ấy, cũng như của những vị trí thức
ở ngành khác như Gs. Hoàng Xuân Nhị,
Gs. Hoàng Tụy v.v.
Đọc sách xong, tôi mới
hiểu chữ Quốc
ngữ còn một số hạn chế. Lúc ấy rãnh
rỗi, tôi suy nghĩ có
cách nào viết hợp lý và gọn
hơn nữa không, vì mỗi
lần cải tiến chữ viết là rất
nhiều nhiêu khê tốn kém,
cho nên nếu
cải tiến thì nên cải
tiến triệt để hầu tiết kiệm được nhiều giấy mực? Tôi đã nghĩ
ra cách tốc
ký có hệ
thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, xuống còn 2 mẫu tự cho mỗi
vần.
Tôi bèn viết một bài viết
ngắn “Thử đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ”
trong đó chọn lọc các đề xuất cải tiến của các vị khác
về phụ âm đầu, phụ âm cuối
từ trong quyển sách này, cộng thêm cách tốc
ký có hệ
thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, xuống còn 2 mẫu tự cho mỗi
vần mà tôi vừa nghĩ
ra. Viết xong bài, tôi
tìm gặp một giáo sư dạy ngôn ngữ trong khoa của tôi lúc ấy
(lâu quá quên tên) để
hỏi ý kiến. Qua
ngày sau, xem xong vị
ấy nói đại ý “đất
nước ta vừa
hết chiến tranh, còn nhiều
việc phải làm, em cứ
tiếp tục sưu tầm tài liệu và sau này
nếu nhà nước đặt lại vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ thì em
viết bài nêu ý kiến …”.
Năm
1980, tôi rời VN, định cư ở nước ngoài. Tôi nghĩ các
ý tưởng tốc
ký năm nào chắc sẽ không bao gìờ được viết ra.
Nhưng
những năm đầu sau năm 2000, khi thấy người Việt
‘chat’ trên mạng hoặc viết tin nhắn ở ĐTDĐ, họ
tốn thời giờ nhiều hơn khi phải
viết những chữ có các
vần 3 hoặc 4 mẫu tự mà trước đây tôi đã
nghĩ ra cách tốc ký mỗi vần
chỉ còn 2 mẫu tự. Tôi bèn nhờ
cháu tôi ở VN sao chụp quyển sách nói trên và
bắt đầu viết bài “Tốc Ký Chữ Việt” năm 2006.
Hình 1: Mục Lục sách “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb, Văn Hóa, Hà Nội, 1961
Hình 2: Mục Lục và trang
sau chót sách “Vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ”, Nxb, Văn Hóa, Hà Nội, 1961.
Bài “Tốc Ký Chữ Việt”
tôi viết gồm một số đề xuất của những người khác và kết
hợp với một số đề xuất tự nghĩ ra, rồi tạo
thành một kiểu chữ Việt rất ngắn gọn nhưng vẫn còn các
dấu thanh và dấu phụ.
Tôi đặt tên bộ chữ
tốc ký này là Chữ
Việt Nhanh (CVN). (https://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhKieuChuVietCucNgan.htm).
Viết xong bài “Tốc Ký Chữ Việt”, tôi đã gởi
bài lên diễn
đàn của một số mạng trong và ngoài nước,
cũng như tiến hành một số sinh hoạt quảng bá phương pháp tốc ký Chữ
Việt Nhanh (CVN).
Sau đây là một
số thành công và sinh
hoạt tiêu biểu:
·
Tiến sĩ Ngô Đình Học (hocngo@gmail.com), ở Hoa Kỳ, tác giả
bộ gõ đa năng WinVNKey (winvnkey.sf.net), đã
tích hợp các cách tốc
ký CVN vào WinVNKey, gõ chữ
tốc ký mà máy vi tính
vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn, giúp tiết kiệm gần 25% thời gian gõ tiếng Việt trên máy tính.
Xem hướng dẫn
phương pháp gõ tắt này
ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/PhuongPhapMoiGoTatChuViet.htm
·
Kĩ sư công nghệ thông tin Huỳnh Trọng Nghĩa (masterlingyun@gmail.com), ở VN, tạo ra bộ
gõ trực tuyến ChuVietNhanhKey http://chuvietnhanhkey.sf.net giúp tiết kiệm gần 25% thời gian gõ tiếng Việt.
·
Diễn đàn công nghệ thông tin Tinh Tế (tinhte.vn) tạo khu vực riêng
“Chữ Việt Nhanh” năm 2015 để tác giả phổ
biến bài vở và các
cuộc thi CVN ở:
https://tinhte.vn/forums/chu-viet-nhanh.639/
·
Nhà xuất bản
Trẻ ở Tp.HCM đã phát hành
quyển sách Chữ Việt Nhanh năm
2011. Xin xem ở: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/Sach-ChuVietNhanh.pdf
·
Phương pháp tốc ký CVN đã được giới thiệu ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, vài trường Đại học và Cao Đẳng ở Tp.HCM. Xem
tiêu biểu ở:
·
Báo Tuổi trẻ online có bài báo của nhà báo Nhật Minh (tên thật là Nguyễn Hữu Thiện,
người sáng lập tạp chí eChip) về
phương pháp tốc ký CVN tích hợp vào bộ gõ
WinVNKey https://tuoitre.vn/nhip-song-so/go-tat-ma-bung-ra-chu-viet-tron-ven-685359.htm
2) Ký Hiệu Dấu
là gì và
vì sao được
tác giả Kiều Trường
Lâm sáng tạo từ năm 2010?
Kiều Trường Lâm còn trẻ nhưng thích nghiên cứu
ngôn ngữ. Tôi hỏi Lâm duyên cớ gì khiến Lâm suy nghĩ về
18 chữ cái làm Ký Hiệu Dấu?
Lâm trả lời:
“Em nghĩ ra kí hiệu dấu
năm lớp 2 nhưng thời đó chỉ có 5 kí hiệu
dấu ra đời như: J, L, D,
S, R. Thời còn nhỏ, em chủ
yếu dùng để chơi chữ. Năm học lớp 6, em bắt đầu
học tiếng anh và thấy
tiếng anh không có dấu.
Lúc này em
bắt đầu nghĩ đến tạo ra cho
tiếng việt không dấu. Nhưng quá trình sáng tạo
khó khăn vì âm vần
tiếng việt nguyên âm đôi
ba không xử lí được
và em bắt
đầu thử dùng các vần
chữ Quốc ngữ
bỏ dấu nhưng lúc đó vẫn rất phức tạp vì em
áp dụng cả chữ Telex. Cho đến cuối năm lớp 10 thì ra đời
thêm 10 ký hiệu dấu tiếp theo đại diện cho dấu mũ
và dấu móc câu.”
Từ
năm 2010, Lâm suy nghĩ hoàn chỉnh cách thay dấu CQN bằng 18 chữ cái la-tinh.
Năm
2012, Lâm đã gởi
bài "Ký hiệu dấu cho Chữ Quốc ngữ" (http://chuvietnhanh.sourceforge.net/KyHieuDauChoChuQuocNgu.htm)
để nhờ
tôi đăng trên website Chữ
Việt Nhanh của tôi. (http://chuvietnhanh.sf.net).
Bộ
chữ CVN của tôi thì đi
hướng rút gọn chữ Việt tối ưu nhưng vẫn còn dấu. Còn Ký hiệu
dấu (KHD) của
Lâm thì hướng về thay dấu
cho CQN sao cho tối ưu,
khác với kiểu thay dấu của kiểu gõ Telex.
Nhưng
vì CQN còn nhiều từ quá dài cho
nên Ký hiệu
dấu của Lâm áp dụng vào
CQN cũng không gây hứng thú với tôi
lúc đó.
Hình: Hai đồng tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư
Bình
gặp nhau tại Hà Nội năm 2014 khi CVNSS4.0 chưa
ra đời.
3) Cơ duyên CVNSS4.0
ra đời năm 2020
Tháng 10 năm 2019, công việc làm của Lâm thường làm việc ở nhà trên máy
tính nhiều hơn. Lâm bèn học CVN và nhắn tin với tôi bằng CVN. Sau 1 tuần, Lâm nảy ra ý tưởng kết hợp 18 Kí hiệu dấu
của Lâm vào CVN. Tự nhiên thấy ăn khớp và thế
là Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) ra đời một hai tuần sau đó, dù
hai người đã biết công trình của
nhau gần 10 năm.
Nói cách khác,
CVNSS4.0 là cách viết không dấu cho CVN. Ai đã biết CVN thì chỉ cần
hiểu 18 qui ước
Kí hiệu dấu là nhanh
chóng hiểu CVNSS4.0.
Lâm và tôi bèn nộp đơn
xin bản quyền sau đó. Mà bản
quyền vừa cấp xong thì báo chí
thường tìm liên lạc để có đề tài viết báo, xem có gì
hay. Tựa như vài năm trước
đó TS. Bùi Hiền được cấp bản quyền cho "Chữ Việt Cải tiến"
của ông ấy, báo chí
đã tìm phỏng vấn TS. Bùi Hiền và làm
bức xúc dư luận thời đó.
Tương
tự, từ khi CVNSS4.0 được
cấp bản quyền số
1850/2020/QTG từ Cục
Bản quyền tác giả thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25-3-2020, báo chí đã tìm
đến phỏng vấn Lâm rất nhiều vì Lâm là tác giả
chính của CVNSS4.0.
Tuy nhiên, vài tờ báo cũng
phỏng vấn tôi để viết bài vì biết CVN là nền tảng
của CVNSS4.0.
Công trình Chữ VN
Song Song 4.0 nhận được bản quyền số
1850/2020/QTG
từ Cục Bản
quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
Sau một
thời gian đã quen gõ
và đọc CVNSS4.0,
dù chính tôi là tác
giả CVN nhưng tôi thấy thích nó hơn
là CVN.
Các lý
do như sau:
-
Gõ CVNSS4.0 thì không cần phần mềm để gõ và rất thích
hợp với môi trường thời công nghệ số hiện nay.
-
CVN
tuy viết tay rất nhanh
và dễ đọc hiểu vì còn các
dấu thanh và dấu phụ
như CQN nhưng khi muốn gõ hiển thị
trên văn bản ở máy tính, điện thoại hay thư điện tử thì gõ rất
chậm. Còn gõ CVNSS4.0 thì gõ rất nhanh
vì chỉ gõ 26 chữ cái La-tinh trên
bàn phím.
-
CVNSS4.0
đã mã hóa các dấu
thanh và dấu phụ của CVN vào chữ chữ cái cuối cùng của mỗi từ cho nên chữ
viết nhìn đều đặn và đẹp hơn.
© Trần
Tư Bình
(viết bài tháng 5/2020)
Email: tubinhtran@gmail.com, Facebook:
https://facebook.com/tubinhtran
- Kiều Trường Lâm
Email: kieutruonglam@gmail.com,
Facebook: https://facebook.com/truonglam.kieu.7
Về Trang Chính: Chữ Việt Nhanh
http://chuvietnhanh.sourceforge.net