|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Có nên
sử dụng phương pháp đánh vần để dạy
tiếng Việt hay không? GS. Nguyễn Hưng Quốc |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vài nét về GS.
Nguyễn Hưng Quốc Nhà phê bình văn học,
nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng
chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ
(http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học
tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất
bản trên mười cuốn sách về văn học Việt
Nam. Lời tác giả: Khi đăng loạt bài “Dạy tiếng Việt: Dễ hay khó?”, tôi nhận được khá nhiều
email, chủ yếu từ phụ huynh và các thầy cô giáo
dạy tiếng Việt rải rác khắp nơi, hỏi
thăm về các phương pháp dạy tiếng
Việt. Phần lớn tập trung vào một vấn
đề cụ thể: Có nên sử dụng phương
pháp đánh vần để dạy tiếng Việt hay
không? Tôi viết
loạt bài này xin thay cho câu trả lời với từng
người thăm hỏi.
NHQ *** Bài (1) Dạy đọc: Dễ hay khó? Bài (2) Dạy đọc: Đánh
vần hay không đánh vần? Bài (3) Dạy đọc: Lấy
học sinh làm trung tâm Bài (4) Dạy đọc bằng cách
đọc Bài (1) Dạy
đọc: Dễ hay khó?
Trong lớp Tiếng
Việt Sơ Cấp (Basic Vietnamese A) tại trường
Victoria University, tôi có thói quen mở đầu buổi
học đầu tiên bằng cách viết một câu tự
giới thiệu mình trên bảng: Tôi tên Tuấn. Tôi là
người Việt. Tôi dạy tiếng Việt tại
trường Đại học Victoria. Rồi tôi yêu cầu các
em đọc. Thoạt đầu, em nào em nấy cũng
lắc đầu quầy quậy: “Em chưa biết
tiếng Việt mà. Hôm nay là ngày đầu tiên em học
tiếng Việt.” Tôi động viên: “Thì em đọc
thử xem sao.” Các em thử. Hết em này đến em
khác. Kết quả: Hầu hết đều đọc
đúng. Dĩ nhiên không phải đúng hoàn toàn. Chưa nghe
ra cái lên bổng xuống trầm, điều mà nhiều
người ngoại quốc khen là "líu lo như chim
hót" của thanh điệu tiếng Việt. Chữ “người”,
vốn chỉ có một âm tiết, có vẻ như
biến thành hai âm tiết “ng-ười”. Nhưng, sai,
thực sự đọc sai, thường, chỉ có
một chữ: “dạy” thành “đạy”. Ba câu trên
gồm 15 âm tiết (không tính chữ Victoria). Các em
đọc sai một. Tỉ lệ sai: 1/15. Kết quả ấy
không đáng kinh ngạc sao? Có ngôn ngữ nào mới
tiếp xúc lần đầu tiên mà người ta có
thể đọc với mức độ chính xác
đến như vậy? Thử tưởng
tượng sinh viên đang học tiếng Tàu, tiếng
Nhật hay tiếng Thái, tiếng Campuchia. Mất bao lâu
để có thể đọc được mặt
chữ? Giỏi lắm cũng mất năm bảy tháng.
Hay có khi vài ba năm. Ngay giữa các ngôn ngữ Tây
phương với nhau, một người nói tiếng
Anh có thể đọc đúng tiếng Pháp hay tiếng
Đức trước khi thực sự học các ngôn
ngữ ấy không? Có. Nhưng tỉ lệ sai chắc
chắn cao hơn hẳn. Vậy nên kết
luận thế nào sau bài thử nhập môn ở trên? Có
mấy nhận xét: Trong các loại chữ
ký âm, ngôn ngữ nào càng có chữ viết và sách in lâu
đời, càng được sử dụng rộng rãi
và càng có nhiều từ vay mượn từ nước
ngoài bao nhiêu càng khó đọc bấy nhiêu. Lý do khá dễ
hiểu. Nguyên tắc đầu tiên của các thứ
chữ ký âm là sự đồng nhất giữa âm vị
(phoneme) và tự vị (grapheme): Phát âm thế nào thì
viết thế ấy; mỗi âm được ký
hiệu hóa bằng một chữ cái. Thế nhưng, trên
thực tế, từ nguyên tắc cơ bản ấy, có
hai hiện tượng thường thấy: Một, ngay
từ đầu, người ta đã bất nhất (ví
dụ việc sử dụng nhiều tự vị -
chữ cái - để ghi một âm vị, như
trường hợp các phụ âm “g” và “gh” hay “c”, “k” và “q”
trong tiếng Việt); và hai, trên đường tiến
hóa và phát triển, trong khi ngôn ngữ nói không ngừng thay
đổi và đa dạng hóa, chữ viết thì lại
bị chết cứng trên trang giấy. Một lúc nào
đó, những gì đáng lẽ là một lại bỗng
dưng thành hai, ba, bốn, v.v... Đó là trường
hợp thường thấy trong tiếng Anh. Ví dụ, cũng
viết là “a”, nhưng cách đọc “a” trong các chữ
“car”, “hat”, “cake”, “call”, “about” và “private” thì khác hẳn nhau. Một ví dụ khác
nữa: Viết là “ough” nhưng lúc thì đọc như
“u”, “o”, “a” hay như “off”, “uff” và “ow” như trong các từ
dưới đây: Và không hiếm
trường hợp viết khác nhau nhưng lại
đọc giống nhau: Trong tiếng Việt,
những hiện tượng biến âm như thế
không phải không có. Nhưng, nói chung, rất họa
hoằn và với mức độ nhạt nhẹ hơn
hẳn. Với phụ âm đầu, hiện tượng
một âm vị được biểu thị bằng
hai hoặc ba từ vị khác nhau chỉ xảy ra ở
bốn trường hợp: g/gh, ng/ngh, c/k/q, và d/gi.
Với các nguyên âm, thường thấy nhất là
hiện tượng bị rút ngắn khi đứng
trước một số phụ âm như “ch” và “nh” (ví
dụ: tích/tinh; ếch/ênh). Với các nguyên âm đôi, có
hiện tượng nhiều tự vị
được sử dụng để viết một
âm vị duy nhất, ví dụ: “ia”, “iê”, “ya” và “yê”
đều đọc là “ia”. Với các phụ âm cuối,
chỉ có hai trường hợp biến thể: một,
/k/ được viết là “ch” sau các nguyên âm bổng
(hách dịch, chênh chếch) và viết là “c” sau các nguyên âm
khác (biếc, xấc xược, hốc hác); hai, /ŋ/
được viết là “nh” sau các nguyên âm /i,e/ɛ (linh
đình, lênh đênh, lanh canh); còn lại đều
viết là “ng” (bừng bừng, đùng đùng, long
đong, bâng khuâng, bằng phẳng), v.v... Tuy nhiên, như đã
nói, những trường hợp như vậy rất
họa hoằn và tương đối có hệ
thống. Ví dụ, về những phụ âm có nhiều
hơn một tự vị, chúng ta có các nguyên tắc
kết hợp như sau:
Ghi chú: Dấu + là có
thể; dấu – là không. Vì có những nguyên
tắc chặt chẽ như vậy, nên trên thực
tế, các biến thể ấy gây rất ít khó khăn
cho việc tập đọc. Bởi vậy, có thể
nói một cách vắn tắt: Trong tiếng Việt, nói
chung, viết thế nào thì đọc (gần như)
thế ấy. Nó dễ là vì vậy. Bài (2) Dạy đọc: Đánh vần hay không
đánh vần? Chính vì tiếng Việt
dễ đọc như đã bàn kỳ trước nên
tôi cho việc dạy đánh vần, kiểu “bê a ba
huyền bà” hay “bờ a ba huyền bà” vốn thường
thấy ở Việt Nam là hoàn toàn không cần thiết.
Lý do: Nó trái tự nhiên:
Trẻ em, khi học ngôn ngữ, bắt đầu
học bằng từ chứ không phải bằng âm
vị. Đứa bé, độ bảy tám
tháng, bắt đầu bập bẹ những chữ
như “ba” hay “má”. Việc học từ cũng nên
bắt đầu như vậy. o
G/GI: Khi học các phụ âm và nguyên âm, học sinh
đọc “g” là “gờ” và “i” là “i”, nhưng khi đánh
vần chữ “gì”, đáng lẽ phải là “gờ i ghi
huyền ghì” thì chúng ta lại bắt các em đánh vần
theo kiểu “zờ i zi huyền zì”. Âm “gờ” tự nhiên
lại biến thành “zờ”. Vấn đề càng rắc
rối hơn khi đánh vần hai chữ "giặt
gịa" (đọc như dịa) và "giạ
lúa" đọc như dạ): Cũng một chữ
"g" mà có đến hai cách phát âm khác nhau. Như
vậy, nó là hai hay một? Nếu là một thì làm sao
giải thích hiện tượng mâu thuẫn vừa nêu?
Nếu là hai thì tại sao trong bảng chữ cái dạy
các em lại không có “gi”? o
Q: Về phương diện ngữ âm, “q”, cũng như
“c” và “k” đều đọc là /k/, giống nhau. Nhưng
trong khi cách đánh vần những chữ bắt
đầu bằng “c” và “k” không có vấn đề gì;
cách đánh vần các chữ bắt đầu bằng
“q” lại gây rắc rối không ít. Ví dụ, chữ
“quốc” có ba cách đánh vần: quờ-ốc-quốc,
quờ-uốc-quốc và q(cu)-uôc-quốc.[1]
Đó là chưa kể cách đánh vần đúng âm vị
học hơn: kờ-uốc. o
A/Ă: Trong ngữ âm học, “ă” chỉ là âm “a”
ngắn. Trên phương diện chính tả, tất
cả những chữ “a” đứng trước chữ
“y”, thật ra, là “ă”. Ví dụ, ở Việt Nam,
người ta dạy trẻ em đánh vần chữ
“mai” và “may” như sau: MAI:
a – i - ai > mờ - ai - mai MAY:
ă – i - ay > mờ - ay - may[2] o
Â/Ơ: Hiện tượng tương tự cũng
xảy ra với “ơ” và “â” (thật ra chỉ là “ơ”
ngắn): Đánh vần chữ “Tây”, chẳng hạn,
học sinh sẽ đọc: Ớ - i – ây > tờ
- ây - tây* Nó lạc hậu: Hầu như trong các ngôn
ngữ lớn ở Tây phương hiện nay, không có
nơi nào dạy trẻ em đánh vần như ở Việt
Nam. Không phải họ không biết. Ngay từ xưa
người Hy Lạp và La Mã cũng đã từng dạy
theo phương pháp đánh vần xuôi rồi đánh
vần ngược như vậy. Từ đầu
thế kỷ 16, phương pháp này được
truyền bá sang châu Âu. Năm 1527, Valentin Ickelsamer, một
nhà giáo người Đức, biên soạn một
cuốn nhan đề là Cách dạy đọc nhanh
nhất (The Shortest Way to Reading), trong đó, phương
pháp học vần được sử dụng
để dạy đọc. Phương pháp này có
ảnh hưởng rất lớn ở Anh, sau đó, từ
cuối thế kỷ 18, cả ở Mỹ. Ở cả
hai nơi, nó chiếm địa vị thống trị
trong việc dạy học ít nhất cho đến
thế kỷ 19, lúc một số nhà giáo dục bắt
đầu lên tiếng hoài nghi hiệu quả của nó. Trước khi phân tích
tính chất phản sư phạm ấy, xin thử
nhớ lại hình ảnh các lớp mẫu giáo của
chúng ta thời thơ ấu. Có phải chúng như tình
huống 1" dưới đây không? Tình huống 1: Cô giáo viết lên
bảng chữ "Bà" rồi đọc: "À-bờ a ba
huyền bà" Học sinh đọc
theo: “À - bờ a ba huyền
bà" Cô giáo viết chữ
"nội" rồi đọc: “Ội - nờ ôi nôi
nặng nội" Học sinh đọc
theo: “Ội - nờ ôi nôi
nặng nội" Cứ thế, kéo dài
từ chữ này đến chữ khác. Lâu lâu cô giáo
lại hỏi: “Chữ ‘bà’ đánh
vần sao, các em?” Học sinh lại gào
lên: “À-bờ a ba huyền
bà" Cứ thế, từ
giờ này sang giờ khác. Cho đến lúc các em tập
đánh vần hết các chữ quy định trong sách
giáo khoa. Nhớ lại, thấy
đáng sợ chứ? [1]
Viện Ngôn ngữ học (1997), Tiếng Việt trong
trường học, tập 2, Hà Nội: nxb Khoa
Học Xã Hội, tr. 144. [2]
Như trên, tr. 163. Bài (3) Dạy đọc: Lấy học sinh làm trung
tâm Chúng ta thử so sánh
"Tình huống 1" trong kỳ trước với
"Tình huống 2" sau đây: Cô giáo phát cho mỗi em một
bức tranh với dòng chữ "Năm nay bà nội em
năm mươi tuổi. Bà hay cười và rất
sợ muỗi."[1]
Rồi cô đọc, các em đọc theo. Vài lần như
thế. Khi biết chắc các em đã đọc đúng,
cô giáo hỏi: "Các em cho cô biết
chữ 'là' gần giống với chữ gì trong các câu
trong truyện?" Không khó khăn gì
lắm để các em phát hiện ra đó chính là chữ
"bà". Cô giáo viết lên
bảng chữ "bà" và chữ "là". Rồi cô
hỏi học sinh: "Các em có biết
chữ 'và' viết thế nào không? Cô mách các em một
điều: chữ ấy bắt đầu với âm
'v'." Dĩ nhiên là các em
sẽ có thể viết ngay được chữ
"VÀ".
Cô giáo viết chữ
"và" trên bảng và đọc chậm cả ba
chữ "bà", "là" "và". Các em
đọc theo. Cô giáo đọc lại lần nữa,
thật chậm, nhấn mạnh vào các phụ âm
đầu để các em nhận ra sự khác biệt
giữa "b", "l" và "v". Cô giáo lại hỏi
tiếp: "Trong mấy câu trong
truyện, chữ gì gần giống với chữ
"lội'?" Các em sẽ đáp:
"Nội". Cô giáo hỏi tiếp: "Bây giờ các em
thử viết chữ 'lội' cho cô xem." Chỉ cần một
chút gợi ý, chắc chắn các em sẽ viết
được chữ "lội" vì đã học
cả phụ âm "l" và vần "ội". Cô giáo lại hỏi
tiếp: "Chữ 'vội'
viết như thế nào?" Đã từng có kinh
nghiệm với chữ "lội", chắc chắn
các em sẽ viết được chữ
"vội" theo các khuôn âm "và" và
"nội".
Cô giáo lại chuyển
sang hoạt động khác: "Bây giờ các em hãy
đọc lại câu chuyện 'Năm nay bà nội em
năm mươi tuổi. Bà hay cười và rất
sợ muỗi'. Các em hãy tìm thử trong hai câu ấy có
những chữ nào giống hẳn nhau và những chữ
nào gần giống nhau?" Câu trả lời
hẳn sẽ là: Giống nhau:
năm (nay) -
năm
(mươi) Gần
giống:
nay
- hay (cười) mươi
- cười tuổi
- muỗi Cô giáo lại hỏi: "Các em nói cho cô
biết chữ gì gần giống với chữ 'nay' và
'hay' trong truyện?" Nếu các em
thường nói tiếng Việt ở nhà với bố
mẹ, có lẽ các em sẽ biết được
một số chữ như "tay", "bay",
""cay ", "gay", "ngay", "chay",
v.v... Cô giáo viết tất cả các chữ ấy trên
bảng. Sau đó, sẽ dạy cho các em cách đọc
tất cả các chữ ấy. Khi dạy, cô nhấn
mạnh vào các phụ âm đầu để học sinh
có thể nhận ra sự khác biệt giữa các chữ
ấy với nhau. Sau đó, trên cơ sở các khuôn âm
mới này và khuôn âm "nội", "lội", "vội"
đã học, cô giáo yêu cầu các em viết các chữ:
tội, bội, cội, gội, hội. Chắc chắn các em
sẽ viết được. Giáo viên là trung tâm hay
học sinh là trung tâm? So sánh hai tình huống 1
và 2, chúng ta sẽ thấy ngay ưu và khuyết
điểm của hai phương pháp dạy đọc
theo cách đánh vần và cách không đánh vần. Dạy theo cách đánh
vần (tình huống một), cô giáo là trung tâm ban bố và
phân phối kiến thức. Cô đọc "a-bờ a
ba"; các em đọc theo "a-bờ a ba". Như
những con vẹt. Chắc chắn đầu óc trẻ
thơ của các em không thể nào hiểu được
mối quan hệ giữa những "a - bờ - a -
ba" ấy. Từng âm vị, chúng hoàn toàn vô nghĩa. Các
em lại càng không thể nào hiểu được
tại sao các em lại phải quác miệng ra đọc
đi đọc lại những âm, những chữ vô
nghĩa như thế. Dạy những điều mà
người đi học vừa không hiểu nội dung
vừa không hiểu lý do, thực chất, là một cách
nhồi sọ. Chứ còn gì nữa? Tôi gọi cách dạy
đánh vần củng cố tính thụ động và làm
thui chột óc sáng tạo của học sinh, hay nói cách
khác, một phương pháp phản - sư phạm là vì
thế. Cách dạy trong tình
huống thứ hai thì khác hẳn. Cô giáo chỉ đóng vai
trò hướng dẫn. Còn việc tìm kiếm câu trả
lời là của học sinh. Trong các câu trả lời
của các em, có ba điều này đáng chú ý: Phát hiện ra ba
điều trên, thật ra, cũng là phát hiện ra
một phần của bản chất ngôn ngữ vốn,
trước hết, dựa trên âm thanh và các quan hệ. Nhưng ba phát hiện
trên, tuy đáng chú ý, nhưng chưa phải là quan
trọng nhất. Quan trọng hơn là ba điểm này: ·
Chính các em là những người
đi đến những phát hiện ấy. Chứ chúng
không có sẵn hoặc chỉ được ban bố. Không cần thiết Nếu ở trong
nước, với việc dạy tiếng Việt
như một ngôn ngữ thứ nhất, người ta
có thể nêu lên lý do này lý do nọ để từ
chối thay đổi, ở hải ngoại, trong
việc dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ
thứ hai, người ta không có lý do gì để tiếp
tục một thói quen lỗi thời và có nhiều tai
hại như vậy cả. Nhất là, nên lưu ý,
hầu hết học sinh hoặc sinh viên học tiếng
Việt như một ngôn ngữ thứ hai đều
đã học, với những mức độ khác nhau,
ngôn ngữ thứ nhất – hoặc, với trẻ em
gốc Việt, ngôn ngữ chính thống ở nơi
định cư, nghĩa là đã có kinh nghiệm về
học chữ rồi. Điều này giải
thích lý do tại sao hầu như tất cả các sinh viên
Úc, dù chưa biết bất cứ một chữ
tiếng Việt nào cả, vẫn có thể đọc
gần đúng câu tôi tự giới thiệu như đã
kể ở trên. Sinh viên Úc còn thế, học sinh gốc
Việt, vốn đã ít nhiều học tiếng Việt
trong gia đình với bố mẹ, chắc chắn còn có
khả năng đọc được dễ dàng và
chính xác hơn. Bởi vậy, xin
nhấn mạnh lại một lần nữa: Việc
dạy đánh vần hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, bác bỏ
phương pháp dạy tập đọc theo lối
đánh vần, chúng ta sẽ dùng cách gì để thay
thế? [1]
Ví dụ này cố tính pha chút hài hước để
nhẹ không khí trong lớp. Bài (4) Dạy đọc bằng cách đọc Cách tốt nhất là
học đọc bằng cách đọc. Nghĩa là
đọc thẳng vào văn bản. Dĩ nhiên là
dưới sự hướng dẫn của thầy cô
giáo. Nhưng đọc là
gì? Tự bản chất, đọc, trước
hết, là sự giải mã (decoding) các ký hiệu
được viết. Trong sự giải mã này, có hai
mối quan hệ chính: 1.
quan hệ giữa âm thanh và chữ viết 2.
quan hệ giữa âm thanh - chữ
viết và ý nghĩa (tức, nói theo thuật ngữ ngôn
ngữ học, giữa cái biểu đạt, signifier, và
cái được biểu đạt, signified). Giải mã quan hệ
giữa âm thanh và chữ viết thuộc giai đoạn
đầu tiên của việc tập đọc. Trong khi
đó, quan hệ thứ hai, giữa âm thanh - chữ
viết và ý nghĩa, thuộc giai đoan sau, giai
đoạn đọc thực sự. Trong việc dạy
đọc trong các lớp vỡ lòng (hay sơ cấp),
chúng ta chỉ tập trung vào mối quan hệ thứ
nhất. Nói một cách vắn
tắt, giải mã mối quan hệ giữa âm thanh và
chữ viết bao gồm hai khía cạnh: 1.
Nhìn mặt chữ, các em biết cách phát âm, và 2.
Nghe một âm thanh nào đó được phát ra, các em
biết phải viết như thế nào. Hai khía cạnh ấy
bao gồm ba thao tác chính: 1.
Nhận diện từ (word recognition) (khi nhìn lên trang
giấy) 2.
Nhận diện được âm vị (phoneme recognition)
(khi nghe người khác nói) 3.
Nhận diện được mối quan hệ
tương hợp giữa âm vị và tự vị
(phoneme-grapheme correspondence) (để nối kết cái âm
được nghe và con chữ in trên mặt giấy). Dạy đọc,
ở giai đoạn đầu tiên, thực chất là
trang bị cho học sinh có khả năng thực
hiện được ba thao tác trên. Bài tập đọc Trước khi phân tích
ba thao tác ấy, xin lưu ý là, trong giờ tập
đọc, chúng ta cần có một bài đọc nhất
định. Bài đọc này có thể đã có sẵn
trong sách giáo khoa hoặc giáo viên phải tự tìm hoặc
tự soạn lấy. Nhưng dù lấy từ đâu thì
bài để tập đọc cần thỏa mãn
được mấy tiêu chuẩn chính: 1.
Ngắn gọn: Độ ngắn gọn tùy theo lứa
tuổi và trình độ học vấn. Với trẻ
em, có khi chỉ vài ba chữ; sau, dài hơn, vài ba câu.
Với học sinh lớn tuổi hoặc sinh viên, số
chữ không cần phải quá hạn chế. 2.
Giản dị: Từ vựng dùng trong bài đọc
cần dễ hiểu và thường gặp trong
đời sống hàng ngày. 3.
Có ý nghĩa: Đây là một nguyên tắc được
hầu hết các nhà giáo dục đồng thuận.
Học sinh chỉ thấy hứng thú khi học những
gì có ý nghĩa. Thêm chút hài hước nhẹ nhàng lại
càng tốt. 4.
Mỗi bài tập đọc nên tập trung chủ
yếu vào một số khuôn vần nhất định.
Số lượng các khuôn vần trong tiếng Việt,
thật ra, không nhiều. Chỉ khoảng một trăm
rưỡi. Học hết các khuôn vần ấy, việc
tập đọc của em coi như đã
được giải quyết xong về cơ bản.
(Nói cơ bản bởi vì sau đó, các em cần tập
phát âm đúng các thanh điệu gắn liền với
từng khuôn vần nữa). Trong luận
điểm vừa nêu, có hai vấn đề cần
được làm sáng tỏ: Khuôn vần và số
lượng khuôn vần trong tiếng Việt. Khái niệm khuôn vần
gắn liền với khái niệm âm tiết (syllable). Âm tiết Các nhà ngôn ngữ
học định nghĩa âm tiết là đơn vị
phát âm nhỏ nhất. Ví dụ câu “Tôi là người
Việt Nam” chứa đựng năm âm tiết: Tôi / là / người /
Việt / Nam Qua ví dụ này, chúng ta
thấy ngay là khái niệm âm tiết không đồng
nhất với khái niệm từ (word). Ví dụ “Việt
Nam” là một từ nhưng lại gồm đến hai
âm tiết, “Việt” và “Nam”. Trong các ngôn ngữ Tây
phương, như tiếng Anh chẳng hạn, sự
phân biệt giữa từ và âm tiết lại càng rõ
rệt: pro/fess/or; stu/dent; u/ni/ver/si/ty. Cấu trúc âm tiết
tiếng Việt khá chặt chẽ, bao gồm năm
yếu tố được phân bố như sau:
Năm yếu tố tạo
thành âm tiết là: 1.
Thanh điệu, gồm sáu thanh: ngang, hỏi, ngã,
nặng, huyền và sắc. 2.
Âm đầu: Luôn luôn do một phụ âm đảm
nhiệm. Cũng có thể trống, không có âm nào cả (ví
dụ: ăn, uống, anh, em) 3.
Âm đệm: Do một bán nguyên âm (semi-vowel) đảm
nhiệm. Bán nguyên âm này được biểu thị
bằng hai chữ cái, hoặc là o (hoa) hoặc là u (thuê).
Chức năng chính của âm đệm là làm nguyên âm sau
trở thành tròn môi (so sánh cách phát âm các chữ ha/hoa và
thế/thuế). 4.
Âm chính: Do một nguyên âm đảm nhiệm. 5.
Âm cuối: Có thể là một phụ âm (tiếng,
Việt) hoặc một bán nguyên âm (mau, táo, nói) hoặc
để trống, không có âm vị nào cả (thơ, thư). Căn cứ vào sự
phân bố của các âm vị, âm tiết có 8 hình thức
chính như sau:
Ví dụ:
Một số nhận
xét về âm tiết của tiếng Việt: Hai yếu tố chính và
bắt buộc phải có của âm tiết là âm chính và
thanh điệu. Khuôn vần Trong tiếng Việt có
khoảng 150 khuôn vần chính[1]
như sau:
Trong các vần ở
trên, những vần được đặt trong
ngoặc đơn là vần có thêm âm đệm (viết
bằng chữ cái O hay U). Tất cả các khuôn
vần này đều ở dạng thanh ngang (không
dấu). Trên thực tế, phần lớn đều có
thể kết hợp với năm thanh còn lại
(trừ các vần kết thúc bằng phụ âm tắt,
chỉ có thể có một trong hai thanh: sắc và
nặng). Nhìn tổng số khuôn
vần trong tiếng Việt, chúng ta có thể rút ra
mấy nhận xét như sau:
Ví dụ các từ
tương ứng với bảy bậc dễ-khó ở
trên:
Từ các nhận xét
trên, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc chính
khi soạn bài đọc: Mỗi bài đọc
chỉ giới thiệu một số loại khuôn
vần nhất định *** Nói thêm: Về
phương pháp dạy đọc, thật ra, còn
nhiều vấn đề để bàn, như tiến
trình giảng dạy, cách soạn bài làm và bài tập, cách
đánh giá, v.v... Tuy nhiên, những vấn đề ấy
quá chi tiết và quá chuyên môn. Tôi xin tạm gác lại.
Loạt bài này xin chấm dứt ở đây. [1]
Một số người có thể nêu lên một số
lượng nhiều hơn khoảng vài chục vần,
bao gồm cả phương ngữ cũng như
một số vần rất hiếm, chỉ xuất
hiện trong một hoặc vài trường hợp không
đáng kể. Danh sách vần này tôi lấy từ cuốn
Từ điển vần của Hoàng Phê, nxb Đà
Nẵng, 1996, tr. III. Nguồn: - Dạy đọc (1): Dễ hay khó? http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/day-hoc-de-hay-kho-11-23-2011-134438133.html
- Dạy đọc (2): Đánh vần hay không đánh vần? http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/danh-van-hay-khong-danh-van-11-24-2011-134463458.html
-
Dạy đọc
(3): Lấy học sinh làm trung tâm http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/lay-hoc-sinh-lam-trung-tam-11-30-2011-134795403.html - Dạy đọc bằng cách đọc (4) http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/day-hoc-bang-cach-doc-11-30-2011-134767188.html
Bài
đọc thêm cùng chủ đề: • Có cần
thiết phải học đánh vần khi dạy
tiếng Việt không? – Trần Tư Bình
(HTML) (PDF) (Word) (đọc qua
internet ở Hội nghị Quốc Tế về
Tiếng Việt: Lịch
sử và Việc Giảng dạy tại Các Trường
Việt ngữ, trường Trung học và Đại
học tại Hải ngoại, do Viện Việt
Học www.viethoc.com ở Hoa Kỳ tổ chức vào tháng 7
năm 2011) http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|