Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?

 

Trần Tư B́nh

 

 

Bài tham luận

(Đọc tại Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt: Lịch sử và Việc Giảng dạy tại Các Trường Việt ngữ, trường Trung học và Đại học tại Hải ngoại, do Viện Việt Học www.viethoc.com ở Hoa Kỳ tổ chức vào tháng 7 năm 2011 )

 

1.     Tóm lược:

 

Khi học tiếng Anh, tiếng Pháp …, học sinh người bản xứ cũng như người nước ngoài không học đánh vần nên bài tham luận thử nêu một câu hỏi là: Từ nay về sau, khi dạy tiếng Việt, thật sự có cần thiết phải dạy đánh vần, như cách lâu nay vẫn dạy, cho học sinh mẫu giáo không?

Bài tham luận đưa ra các lí do đặt câu hỏi trên và đưa ra quan điểm của tác giả về vấn đề nêu ra.

 

 

2.     Bài tham luận:

 

Kính thưa quư vị,

 

Bài tham luận này xin được gởi đến quư vị và độc giả một câu hỏi mà chúng tôi thắc mắc từ lâu. Câu hỏi là: Từ nay về sau, khi dạy tiếng Việt, thật sự có cần thiết phải dạy đánh vần, như cách lâu nay vẫn dạy, cho học sinh mẫu giáo không?

 

Trước khi tŕnh bày quan điểm riêng về câu hỏi này, tôi xin nêu ra 2 lư do khiến chúng tôi đặt vấn đề trên:

 

-         Lí do thứ nhất là từ vài chục năm gần đây, khi học tiếng Anh, tiếng Pháp …, học sinh bản xứ lớp mẫu giáo, kể cả người mới bắt đầu học hai ngôn ngữ này, đều không học đánh vần. Người mới bắt đầu học tiếng Anh, tiếng Pháp chỉ học cách đọc cho đúng tên các chữ cái A, B, C,… và rồi học phát âm cho đúng nguyên con chữ. Vậy th́ tại sao khi dạy tiếng Việt ta vẫn tiếp tục dạy đánh vần?

 

-         Lí do thứ hai là nhân đọc được một bài viết “I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer”của Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh-Tráng, trên trang mạng Việt Thức (www.vietthuc.org > Biên khảo Văn Học > I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer) cho thấy ở Pháp vào các thế kỷ 17, 18,… người Pháp đă học đánh vần tiếng Pháp, (vd: Le a La, Me e Mer, La Mer). Vậy th́ v́ sao hiện nay phương pháp đánh vần này không c̣n áp dụng nữa cho người bắt đầu học tiếng Pháp?

 

Để tiện tham khảo, tôi xin trích đăng vài đoạn trong bài viết trên. TS. Nguyễn Vĩnh-Tráng viết như sau: 

 

“… Lớn lên tôi được biết, cách dạy đánh vần chữ Quốc ngữ trong Hội Truyền bá Chữ Quốc ngữ là do Giáo sư Hoàng Xuân Hăn đặt ra. Cách dạy rất hay, độc đáo, giản dị, đạt hiệu quả rất nhanh, với cách gọi các vần B, C, D, Đ… bằng Bờ, Cờ, Dờ, Đờ…; và NG, PH, TH, TR là Ngờ, Phờ, Thờ, Trờ… Ta có Bờ A Ba dễ dàng hơn Bê A Ba, hay Thờ Ơ Thơ thay cho Tê Hát Ơ Thơ khó khăn nhiều, nhất là cho những người lớn tuổi muốn học chữ Quốc ngữ…

… Từ đó ta có danh xưng “I Tờ” cho cách mới, học chữ Quốc ngữ, mà chỉ “ba buổi, đă ghép thành nhiều tiếng với I, T, O, Ô, Ơ”…

 

… Có một chuyện vui, vào năm 1964, trong dịp lễ Phục Sinh tôi được một anh bạn Pháp học cùng lớp dẫn xuống thăm gia đ́nh anh, ở Estaque, một biên quận của thành phố Marseille (Pháp). Nhà anh rất đẹp, nằm ngoài thành phố, nh́n ra biển Địa Trung Hải xanh biếc, mát mẻ, dưới nắng ấm. Thật là một địa điểm thần tiên hiếm có. Khi vào tới cổng, tôi “ồ” lên một tiếng khen ngợi, th́ ông cụ thân sinh của anh bạn mới nói: “Oui! Le a La, Me er Mer, La Mer!“. Tôi sửng sốt ngạc nhiên vô cùng và hỏi lại: “Sao? Ông nói Lơ a La, Mơ er Mer, La Mer à?”, và ông cụ trả lời: “Thế th́ sao? Ở đây người ta nói như vậy cả”, làm tôi ngạc nhiên thêm, nhưng tôi chưa kịp hỏi thêm chi tiết, th́ anh bạn đă kéo đi cho xem nhà, xem vườn và cùng nói đến những đề tài khác. Tuy nhiên tôi không quên chuyện “Lơ a La, Mơ er Mer, La Mer” đó.

 

Trên đường cùng anh bạn về lại trường, tôi có hỏi anh là ở Marseille, người ta gọi các chữ B, C, D… bằng Bơ, Xơ, Đơ…, và người ta đánh vần là Bơ a Ba, Tơ ô (eau) Tô, Batô (Bateau) à? th́ anh bạn nói không có. Anh nói chữ B th́ đọc là Bê/Bé, chữ C th́ đọc là Xê/Cé và đánh vần chữ Bal th́ Bê a enlơ (Bé a elle), Bal. Tôi mới nói là khi ở nhà anh, tôi có nghe ông cụ anh nói “Le a La, Me er Mer, La Mer”, th́ anh ta cười và nói là người dân quê ở miền Nam hay giễu cợt để cười cho vui, chứ đâu có chuyện đó. Người ta gọi các chữ B, C, D… bằng Bê/Bé, Xê/Cé, Đê/Dé… cả, và đánh vần th́ như chữ Bal vừa rồi thôi.

Và tôi cũng đinh ninh như vậy, v́ cho rằng những âm Bờ, Cờ, Dờ, Đờ… để chỉ các chữ B, C, D, Đ… chỉ có ở Việt Nam trong thời kỳ thành lập Hội Truyền bá Chữ Quốc ngữ và Phong trào B́nh dân Học vụ mà thôi.

Thế rồi, về hưu, mấy chữ “Le a La, Me er Mer, La Mer” lại ám ảnh tôi. Tôi nghĩ chắc cũng phải có “đầu dây mối nhợ” ǵ, chứ không lẽ tự nhiên lại có “Lơ/Le, Mơ/Me”, mặc dù cũng chỉ là câu nói đùa truyền khẩu ở nông thôn. Rảnh rỗi, tôi lại lên mạng Internet t́m kiếm những thứ tiếng xưa của người miền Nam nước Pháp như Langue d’oc, Auvergnat, Provençal, cùng những biến thể của tiếng Occitan, như Nissart, Gavot. Thậm chí, tôi t́m đến cả tiếng Monégasque, Catalan…, nhưng các thứ tiếng đó đều gọi các chữ cái B, C, D…, bằng Bê/Bé, Xê/Cé, Đê/Dé…, hay có trại đi đôi chút, chứ không gọi bằng Bơ/Be, Xơ/Ce, Đơ/De…

 

Tôi lại t́m ngay cả tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ư Đại Lợi…, tuy tôi không biết các thứ tiếng đó, nhưng cũng chỉ thấy và nghe các âm, Bê, Xê, Đê… hay Bi, Tchi, Đi…, để đọc các chữ B, C, D…

Tôi c̣n đi xa hơn nữa, là t́m trong những tiếng Ba Lan, tiếng Nga, v́ cũng may mắn là ông hàng xóm của tôi, người gốc Ba Lan, có biết đôi chút tiếng Nga, mà cũng không t́m thấy các âm Bơ, Xơ, Đơ… cho các chữ B, C, D…

 

Rồi một hôm, trong việc đi t́m các âm của các chữ cái trên mạng – mạng Internet thật thần t́nh – t́nh cờ tôi t́m được cuốn Observations sur l’orthographe française: suivies d’un exposé historique des Opinions et Systèmes sur ce sujet depuis 1527 jusqu’à nos jours. (Ambroise Firmin Didot. Typographie de Ambroise Firmin Didot, Paris, 1867) – OOF. Trong cuốn đó, ở trang 9, có câu:

“Profitant un peu tard des réflexions de Messieurs de Port-Royal (Arnaud et Lancelot), qui, dans leur Grammaire, avaient condamné avec raison l’ancienne et vicieuse épellation:

bé, cé, dé, é, effe, gé, ache, ji, elle, emme, enne, erre, esse, vé, ixe, zedde,

l’Académie, après l’avoir suivie pour les premières lettres dans sa quatrième édition, s’est ensuite ravisée et l’indique ainsi:

fe, ge, he, le, me, ne, re, se, ve, xe, ze.”

 

(Hàn lâm Viện, dù hơi chậm, ban đầu đă theo sự phân tích trong cuốn Ngữ pháp của các ông ở Trường Port-Royal (Arnaud và Lancelot), mà họ đă hợp lư chỉ trích cách đánh vần kỳ quặc và xưa cũ các chữ:

bé, cé, dé, é, effe, gé, ache, ji, elle, emme, enne, erre, esse, vé, ixe, zedde,

để lấy những chữ đầu cho lần ấn bản lần thứ tư cuốn Tự điển, đă đổi ư và chỉ định như sau:

fe, ge, he, le, me, ne, re, se, ve, xe, ze).

Tôi mừng hết sức và tôi lại t́m thêm cuốn Grammaire Générale et raisonnée de Port-Royal. (Arnaud et Lancelot. Seconde Edition. Bossange et Masson, Paris, 1810) – GRPR. Và trong các trang 264-265, có:

“Or, ce qui rend maintenant cela plus difficile, est que chaque lettre ayant son nom, on la prononce seul autrement qu’en l’assemblant avec d’autres. Par exemple, si l’on fait assembler fry, à un enfant, on lui fait prononcer ef, er, y grec; ce qui le brouille infailliblement, lorsqu’il veut ensuite joindre ces trois sons ensemble, pour en faire le son de la syllabe fry.”

(Thế mà, chuyện khó là mỗi một chữ cái đều có tên của chúng, người ta đọc tên của chữ cái trong khi ráp chữ cái đó với những chữ cái khác. Ví dụ, nếu muốn một em bé ghép chữ fry, th́ nói em đọc ef, er, y grec; th́ chắc chắn sẽ làm rối em, khi em muốn ghép lại cả 3 âm, để có âm của âm tiết fry.)

“Par exemple, qu’on donnât pour nom à b, ce qu’on prononce dans la dernière syllabe de tombe; à d celui de la dernière syllabe de ronde; et ainsi des autres qui n’ont qu’un seul son.”

(Thí dụ như, gọi tên chữ b theo cách đọc âm tiết cuối của chữ tombe (âm bơ/be), chữ d theo âm tiết cuối của chữ ronde (âm đơ/de), và, như thế, cho những chữ khác, khi chúng chỉ có một âm). (Nghĩa là âm của chữ B là Bơ/Be, âm của chữ D là Đơ/De.)

 

Như thế, những đoạn trích trong hai cuốn sách OOF và GRPR nói trên, cho ta rơ ràng là theo Arnaud và Lanceleot, trong cuốn Ngữ pháp của họ, th́ không nên đọc các chữ cái B, C, D… theo tên xưa của chúng là Bê/Bé, Xê/Cé, Đê/Dé…, mà phải đọc theo Bơ/Be, Xơ/Ce, Đơ/De…, và cách đánh vần th́ thay cho Bê/Bé a Ba, ta phải nói Bơ/Be a Ba…, để người học đánh vần dễ học hơn.

V́ cách đánh vần theo Arnaud và Lancelot đă được giảng dạy trong một thời kỳ – khoảng năm 1640 – tại một địa điểm – trường Port-Royal – nên, tuy không chính thức, nhưng đă truyền miệng lại cho đời sau, nhất là ở nông thôn, nơi không có những giáo tŕnh chính thức. Rồi từ đời này sang đời khác, những tập quán đó lại bị phai mờ bởi sự đại chúng hóa nền giáo dục khắp cả nước, và những âm Bơ/Be, Xơ/Ce, Đơ/De… để chỉ các chữ cái B, C, D… đă bị đại chúng quên hẳn đi. Chúng chỉ c̣n trong một vài chữ, và cũng là để làm chuyện khôi hài, mua vui, như trong nhóm chữ “Le a La, Me er Mer, La Mer” mà ông cụ của anh bạn tôi đọc ra để đùa vui với tôi.

Vậy ở Pháp, vào khoảng năm 1650, và có thể, ở các nước khác, cũng đă có cách đánh vần theo cách gọi các chữ B, C, D… bằng Bơ, Xơ, Đơ…, thay cho Bê, Xê, Đê…, như ở Việt Nam mà Giáo sư Hoàng Xuân Hăn đă gọi các chữ B, C, D, Đ… bằng Bờ, Cờ, Dờ, Đờ …, thay cho Bê, Xê, Dê, Đê…

Arnaud và Lancelot đă giải thắc mắc cho tôi về nhóm chữ “Le a La, Me er Mer, La Mer” mà tôi đă ấm ức, vất vả t́m kiếm từ lâu…

(http://www.vietthuc.org/2010/09/10/i-t%E1%BB%9D-t%E1%BB%9D-i-ti-le-a-la-me-er-mer-la-mer)

 

Kính thưa quư vị,

Sau khi tŕnh bày ở trên 2 lí do khiến tôi đặt câu hỏi “Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?”, nay tôi xin được tŕnh bày quan điểm của tôi cho câu hỏi này như sau:

 

-         Qua bài viết “I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer” của TS Nguyễn Vĩnh-Tráng, ta thấy ở Pháp vào các thế kỷ 17, 18,… người Pháp đă học đánh vần tiếng Pháp, (vd: Le a La, Me e Mer, La Mer). Vậy th́ v́ sao hiện nay phương pháp đánh vần này không c̣n áp dụng nữa cho người bắt đầu học tiếng Pháp? Phải chăng đánh vần chỉ hữu ích khi mà chữ Pháp ở giai đoạn mới bắt đầu ổn định? Phải chăng vào thế kỷ 17, 18, đa số người Pháp ở nông thôn vẫn c̣n mù chữ, ít có cơ hội tiếp cận sách báo tiếng Pháp, nên những người Pháp lớn tuổi khi bắt đầu học chữ Pháp th́ họ hoặc các giáo chức lúc ấy dùng cách đánh vần cho dễ nhớ, v́ học xong chắc cũng ít có cơ hội đọc sách báo. Và từ thế kỷ 20 trở đi, cơ hội tiếp cận chữ Pháp qua sách báo, tivi, … được phổ biến rộng răi cho mọi giới nên việc dạy đánh vần chữ Pháp không c̣n cần thiết nữa?

 

-         Phải chăng tương tự như vậy, những năm 1945, 1946,… đa số người Việt c̣n mù chữ, ít có cơ hội tiếp cận sách báo Việt ngữ nên những người Việt lớn tuổi khi bắt đầu học chữ quốc ngữ, th́ họ hoặc các giáo chức lúc ấy dùng cách đánh vần, đặt thơ cho dễ nhớ v́ học xong chắc cũng ít có cơ hội đọc sách báo?

 

-         Và giả sử các lí do nêu trên là đúng, cùng với việc từ vài năm nay trở lại đây, cơ hội tiếp cận chữ quốc ngữ qua sách báo, tivi, internet,… đă được phổ biến rộng răi cho mọi giới, vậy th́ có nên xét lại việc dạy đánh vần chữ quốc ngữ c̣n cần thiết nữa hay không? V́ hiện nay, nhiều trẻ em Việt trong nước, lúc c̣n 3-4 tuổi, đă hằng ngày nghe thấy trên màn h́nh tivi cách đọc nguyên con chữ, qua các chương tŕnh có tính giáo dục cho thiếu nhi., tương tự như việc các thiếu nhi Anh-Pháp đă tiếp cận hằng ngày cách đọc nguyên con chữ trong tiếng Anh-Pháp từ vài chục năm trước đây. Như khi học tiếng Anh chẳng hạn, ví dụ học chữ “book” (quyển sách), học sinh phát âm nguyên chữ là “book”, chứ thầy cô không dạy đánh vần là “bờ-ook-book”, hoặc đánh vần là “o-o-kờ-ook-bờ-ook-book”. V́ vậy, sau khi đă biết chữ “book” phải phát âm là “book” th́ khi học đến chữ “look” (nh́n) chẳng hạn, bộ óc của học sinh tự động biết phát âm là “look” v́ học sinh đă học cách phát âm chữ “l” là “lờ”, kết hợp với cách phát âm vần “ook” đă học trong chữ “book”, nên học sinh sẽ đọc được ngay là “look”.

 

-         Điểm đặc biệt chính của tiếng Việt, khi so với nhiều tiếng khác trong hệ thống sử dụng alphabet Latin, là có dùng 5 dấu thanh: Sắc, Huyền, Hỏi, Ngă, Nặng. V́ vậy, thiển nghĩ hiện nay khi dạy tiếng Việt cho trẻ em trong nước, phương pháp đánh vần chỉ nên áp dụng cho những chữ có dấu thanh. Ví dụ: chữ “Cúng”, đánh vần là Cung-sắc-Cúng, chữ “Cùng”, đánh vần là Cung-huyền-Cùng, v.v.…. C̣n chữ “Cung” th́ ta đọc nguyên con chữ là Cung, không cần đánh vần, v́ trước khi học đến chữ “Cung” th́ trẻ em đă học cách đọc tên chữ “C” là Cê, phát âm là Cờ và đă học vần “ung” phát âm nguyên vần là Ung (không đánh vần như xưa là: U-ngờ-Ung).

 

-         Riêng với trẻ em Việt ở hải ngoại, dù các em có học tiếng Việt cuối tuần nhưng cơ hội tiếp cận với sách báo, ti vi Việt ngữ rất hạn chế, th́ việc dạy đánh vần, nếu cần thiết, cũng chỉ nên thêm một bước. Ví dụ: chữ “Cúng”, đánh vần là Cờ-ung-cung-sắc-Cúng, chữ “Cùng”, đánh vần là Cờ-ung-cung-huyền-Cùng, v.v.…. C̣n chữ “Cung” th́ ta đọc nên nguyên con chữ là Cung, hoặc đánh vần là Cờ-ung-Cung.

 

Sau cùng, để bổ sung cho phần tŕnh bày ở trên, tôi xin sao chép lại đây một đoạn của độc giả Half Moon, trên diễn đàn Đặc Trưng cách đây vài năm, về chủ đề “Dạy con đánh vần tiếng Việt”:

 

“… cho đến nay, có 4 phương pháp dạy đọc Việt ngữ:

      

- 1/ Phương pháp ghép chữ: là phương pháp cổ điển nhất: ghép các chữ cái lại với nhau, đọc thành tiếng.

      

Ví dụ: TRƯỜNG – Ghép: “tê e-rờ ư trư ơ trơ en giê trương huyền trường.”

Theo phương pháp này th́ học sinh chỉ biết tên của chữ nhưng không phân biệt được sự khác biệt giữa tên và âm của từng chữ cái.

      

- 2/ Phương pháp ráp vần ngược: ghép chữ để phát âm ra vần, rồi sau đó ráp phụ âm đầu vào, đọc thành tiếng.

      

Ví dụ: TRƯỜNG – Ghép: “Ư ơ ngờ ương. Trờ ương trương huyền trường.”

      

Phương pháp này khá tốt, nhất là giúp học sinh phát âm được cụm VẦN của tiếng ấy, nhưng ở hải ngoại, có nhiều học sinh khi nghe ráp vần cách này th́ viết là ƯƠNGTR`.

      

- 3/ Phương pháp ráp vần xuôi: dạy học sinh phát âm được cả cụm VẦN, rồi chỉ việc ráp phụ âm đầu vào để đọc thành tiếng.

      

Ví dụ: TRƯỜNG. Học sinh đă được dạy cách phát âm cụm vần “ương”, do đó, bất cứ chữ nào có cụm vần này, học sinh nhận diện được và đánh vần như sau: “Trờ ương trương huyền trường”.

      

Phương pháp này tốt nhất, nhưng buộc những người giảng dạy phải kiên nhẫn dạy học sinh phát âm được cụm VẦN trước khi chính thức ráp vần.

      

- 4/ Phương pháp tập đọc tự nhiên: Cho học sinh các bài tập đọc với những chữ thông dụng hợp tŕnh độ. Đọc trước cho các em vừa đọc theo vừa nhận mặt chữ. Sau đó cho các em tự đọc buông một ḿnh.

      

Bốn phương pháp trên được nhà văn Quyên Di dùng để giảng dạy Việt ngữ tại các trường đại học CSUF, CSULB, UCLA.

 

Để chúng ta chọn ra một phương pháp thích ứng với việc dạy cho các trẻ em VN tại hải ngoại đọc được Việt ngữ một cách nhanh chóng và dễ dàng, Half Moon kính mong tất cả các vị c̣n quan tâm đến ngữ học Việt Nam góp ư & bàn luận thêm.

( dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=157162&mpage=1 )

 

Tóm lại, quan điểm của chúng tôi là:

-         Nên hạn chế việc đánh vần đến mức tối đa, và nên tập học sinh đọc nguyên chữ. Chú trọng quá nhiều vào việc đánh vần nhiều khi cũng cũng làm rối trí các em nhỏ. Ví dụ: nhiều em nhỏ không hiểu v́ sao cũng là một chữ “t” mà có khi phát âm là “tê”, khi th́ “tờ”, chưa kể khi thấy chữ “tờ”, các em cũng phải đọc là “tờ”.

-         Chúng ta, kể cả các học sinh đă biết đọc chữ Việt, khi đọc chữ Việt, bộ óc chúng ta bắt chúng ta đọc nguyên chữ chứ không đọc theo cách đánh vần đă học từ nhỏ. Ví dụ: khi thấy chữ “cùng”, ta đọc ngay là “cùng”, chứ bộ óc không bắt chúng ta phải làm việc là “Cờ-ung-cung-huyền-cùng”. Nói chung, bộ óc các học sinh sẽ tự hiểu ra quy luật đọc và ghép vần một khi được dạy nhiều các bài tập đọc với những chữ thông dụng hợp tŕnh độ.

 

Kính thưa quư vị,

Việc học đánh vần khi dạy tiếng Việt đă có từ rất lâu, có thể có từ khi chữ Quốc ngữ mới ra đời. Thế nhưng phương pháp dạy cách đánh vần tiếng Việt cho đến nay vẫn c̣n nhiều tranh luận về nhiều điểm như: thứ tự nào hợp lư khi đánh vần, hoặc cách đọc tên và phát âm các chữ cái, v.v…

Cho đến giờ này, trong nhiệm vụ là Hiệu Trưởng một trường Việt ngữ cuối tuần, tôi vẫn thường nhận được các thắc mắc từ phụ huynh học sinh kể cả từ giáo viên về cách đánh vần chữ Việt sao cho hợp lư.

Thiển nghĩ, với những điều tŕnh bày ở trên, chúng ta nên suy nghiệm thêm về câu hỏi “Có cần thiết phải học đánh vần khi dạy tiếng Việt không?”

 

Lời sau chót là chúng tôi xin chân thành cảm ơn Viện Việt Học đă tổ chức Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt để chúng tôi có cơ hội tŕnh bày quan điểm của ḿnh. Nhân đây, cũng xin cảm ơn tác giả Nguyễn Vĩnh-Tráng về bài viết lư thú “I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me e Mer, La Mer”, nó cho chúng tôi có thêm tin tưởng để nêu ra câu hỏi mà chúng tôi hằng suy nghĩ nhiều năm nay khi c̣n dạy tiếng Việt ở trong nước, cũng như hiện nay khi dạy tiếng Việt cho học sinh ở Úc.

 

Trần Tư B́nh

Sydney, 29/6/2011

http://chuvietnhanh.sf.net

 

 

 

3.     Tiểu sử tác giả: Trần Tư B́nh

 

Description: C:\Users\TuBinhTran\Pictures\Hinh5-TrầnTưB́nh.jpg

 

 

-         Sinh năm 1954, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, năm 1977, Đại Học Tổng Hợp, TP.HCM (ĐH. Văn khoa Sài G̣n).

-         Tốt nghiệp Sư Phạm Tiểu Học Đà Nẵng khóa 1972-1974.

-         Dạy Tiểu học ở tỉnh Quảng Nam niên khóa 1974.

-         Dạy môn Văn trường THPT cấp 3 Lư Thường Kiệt, Hóc Môn, TP.HCM, các niên khóa 1977-1980.

-         Dạy Việt ngữ cuối tuần ở Sydney từ năm 1987-2009 (Trường Văn hóa Việt Nam Bankstown, Sydney, Úc).

-         Hiệu Trưởng trường Văn hóa Việt Nam Marrickville, Sydney, Úc, từ năm 2010 đến nay (thuộc hệ thống Liên Trường Văn Hóa Sydney, thành lập từ 1982 www.trangvhvn.wordpress.com )

-         Chủ nhiệm trang web Chữ Việt Nhanh ( www.chuvietnhanh.sf.net ), gồm bài vở và các sưu tầm hữu ích liên quan đến chữ Việt trong thời đại internet.

 

oOo

 

o Chi tiết Hội Nghị Quốc Tế về Tiếng Việt: Lịch sử và Việc Giảng dạy tại Các Trường Việt ngữ, trường Trung học và Đại học tại Hải ngoại: http://www.viethoc.com/Home/sinh-hoat/hoinghiquoctevetiengvietlichsuvaviecgiangdaytaicactruongvietngutruongtrunghocvadhaihoctaihaingoai

 

 

© Trần Tư B́nh (Email: tubinhtran@gmail.com, Web: Chữ Việt Nhanh).

 

 

Bài đọc thêm cùng chủ đề:

 

Có nên sử dụng phương pháp đánh vần để dạy tiếng Việt hay không? - GS. Nguyễn Hưng Quốc

 

Lời tác giả: Khi đăng loạt bài “Dạy tiếng Việt: Dễ hay khó?”, tôi nhận được khá nhiều email, chủ yếu từ phụ huynh và các thầy cô giáo dạy tiếng Việt rải rác khắp nơi, hỏi thăm về các phương pháp dạy tiếng Việt. Phần lớn tập trung vào một vấn đề cụ thể: Có nên sử dụng phương pháp đánh vần để dạy tiếng Việt hay không?

Tôi viết loạt bài này xin thay cho câu trả lời với từng người thăm hỏi. NHQ

  http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CoNenSuDungPhuongPhapDanhVanDeDayTiengVietHayKhong.htm

 

 

Về Trang Chính

Ch Vit Nhanh