Tubinhtran-MS – Phương pháp gõ tiếng Việt
hiệu quả - Lãng Vân – eSoftBlog.com - Chữ Việt Nhanh
Tubinhtran-MS – Phương pháp gõ
tiếng Việt hiệu quả Huỳnh Trọng Nghĩa (Lãng Vân) |
|
(Bài viết của Lãng Vân
gửi vào eSoftBlog.com ngày 21 tháng 05 năm 2012) Ra
đời cách đây 4 năm nhưng tôi cho rằng nó còn
khá mới, mới so với các kiểu gõ truyền
thống khác như VNI, Telex,… Mới vì số
người sử dụng nó vẫn còn hạn chế
trong khi kiểu gõ này mang lại hiệu quả thực
sự vì tiết kiệm được đến 40%
số phím gõ. Và cũng vì lí do này, hôm nay tôi xin phép
được viết bài này nhằm giới thiệu nó
đến đông đảo bạn đọc. Hình minh họa Cơ
duyên nào khiến tôi muốn giới thiệu kiểu gõ
mới này? Trong
một lần tìm đọc một bộ truyện trên
chuyên trang Vnthuquan.net, tôi có ghé vào mục Đánh máy
truyện cho thư viện online (lúc này tôi có ý
định làm cộng tác viên gõ sách để đóng góp
cho kho sách của chuyên trang này), vậy là tình cờ tôi
đọc được “Phương
pháp mới gõ tắt chữ Việt”. Tôi nghĩ
bụng chắc các CTV của Vnthuquan.net cũng áp
dụng phương pháp này (bởi có ghi kèm là tiết
kiệm được những 40% số phím gõ,…) Và
điều đó đã thôi thúc cái vốn tò mò của chính
bản thân, qua tìm hiểu mới biết được
tác giả của phương pháp này là bác Trần Tư
Bình, phương pháp “Tốc ký chữ Việt”
của bác đưa ra dựa trên những tranh luận
về vấn đề cải tiến chữ quốc
ngữ có từ năm 1960 cùng với những ý kiến
cá nhân được đề xuất và đúc kết
lại trong nhiều năm. Sau khi ghé thăm chuyên trang
của bác và nghiền ngẫm phương pháp này, tôi
thấy nó thật sự hữu ích. Tiếng Việt
vốn giàu đẹp, đầy ngữ nghĩa của
chúng ta cần phải được phát huy và tối
ưu hóa hơn nữa! Ghé
đọc cơ duyên
nào khiến tác giả Trần Tư Bình đưa ra
phương pháp “Tốc Ký Chữ Việt”. Với
sự cho phép của tác giả, bài viết này tập trung
giới thiệu về phương pháp Tốc Ký
chữ Việt và cách áp dụng nó. Quá
trình bao gồm 2 bước : Bước
1 -
Nắm vững các qui ước tốc kí. Bước
2 - Áp
dụng phương pháp tốc kí với bộ gõ WinVNKey. Xin nói
thêm là kiểu gõ Tubinhtran MS - kiểu gõ Tiếng
Việt rất hiệu quả mà tôi sẽ giới
thiệu ở bước 2 của bài viết này
thuộc về tác giả Trần Tư Bình, và
được tích hợp trong bộ gõ WINVNKey của
TS. Ngô Đình Học. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm
ở phần sau, còn bây giờ xin được phép
bắt đầu. Bước 1 – Nắm
vững các Quy ước Tốc ký Đây
là bước tiên quyết, bạn chỉ cần
nghiền ngẫm, xem các ví dụ là có thể nắm
được. Xin
được chia ra 4 bộ qui ước mà chúng ta
cần nắm : 1. Dấu sắc ở
vần ngược Vần
ngược là vần chỉ có dấu sắc và dấu
nặng thì nó mới có nghĩa. Ví
dụ: ươc – ước, ươc – ược, oc
– óc, oc – ọc… Qui
tắc:
Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược. Như
vậy, thay vì gõ ước,
ta chỉ cần gõ ươc.
Còn việc hoán chuyển ươc
thành ước thì bộ
gõ WinVNKey ở bước 2 sẽ đảm nhận. Nhận
xét:
Đối với qui tắc này ta tiết kiệm
được 1 phím dấu (dấu sắc). 2. Phụ âm đầu chữ. Bảng 2.1 - Qui
ước tốc ký phụ âm đầu chữ. c bung ra k, ng
bung ra ngh, g bung ra gh khi theo sau chúng là e,
ê, i . Nếu không muốn bung ta gõ phím
thoát \ trước khi gõ e,
ê, i. Để k không bung ra kh
ta có thể dùng phím thoát hoặc gõ lặp k. Nhận
xét:
Một vài lối viết tắt thường
được sử dụng trong Chat,… Dùng z
thay d khá hợp lí, vì trong bảng chữ cái Việt không
có chữ z và âm z đọc cũng khá giống âm d,
hơn nữa lúc này việc tận dụng d thay đ giúp
ta tiết kiệm được 1 phím dấu (thay vì
phải gõ d9 trong VNI, hay dd trong TELEX để
được đ),… 3. Phụ âm cuối chữ Bảng 3.1 - Qui
ước tốc ký phụ âm cuối chữ. Nhận
xét:
Kiểu viết tắt thông dụng ở cuối từ. 4. Vần ghép Nguyên lời tác
giả Trần Tư Bình gọi là Vần ghép (hay chính là
Nguyên âm ghép + chữ cái). Tiếng Việt của chúng ta
gồm có 57 vần ghép. Trong đó 5 vần: oong, oanh,
uênh, oach, uêch đã được gõ tắt
như phần 3 ở trên. Còn lại 52 vần, xin
được tóm tắt bằng các ví dụ sau (Chỉ
cần nhìn sơ lược ví dụ, sau đó xem quy
tắc): Bảng
4.1 - Vần ghép. (*) Riêng
với trường hợp chữ cái cuối J: AJ
← OAY, J sẽ tự bung thành Y OJ
← OAI AJ ← OAY (*) W bung
thành O hoặc U trong từng trường
hợp, xin xem kĩ ví dụ. I bung thành YÊ khi ở đầu câu, ngược
lại bung thành IÊ Tóm
lược: Bảng
4.2 - Quy ước tốc ký thay thế nguyên âm ghép trong
Bộ quy ước "vần ghép". Bảng
4.3 - Quy ước tốc ký thay thế chữ cái cuối
trong Bộ quy ước "vần ghép". Phần
4 được xem là phần quan trọng nhất,
bởi nó bao hàm cách tốc kí hầu hết các vần ghép
trong Tiếng Việt, giúp tiết kiệm được
số phím cần phải gõ so với các kiểu gõ
truyền thống khác một cách đáng kể. Vì
vậy, tôi đề nghị bạn hãy xem thật kĩ
từng trường hợp, các ví dụ đi kèm có kết
hợp đồng thời các qui ước tốc kí
đi trước giúp chúng ta củng cố lại
những gì đã học được. VÀ BÂY
GIỜ,
nếu bạn đã nóng lòng khi không biết phải làm
thế nào để áp dụng những qui ước
tốc kí ở trên thì xin mời sang bước 2. Bước 2 – Áp dụng
phương pháp Tốc Ký với bộ gõ WinVNKey Có
lẽ tôi đã dành khá nhiều thời gian để
giới thiệu cho các bạn về các quy ước
“Tốc ký chữ Việt”, và để có thể dễ
dàng áp dụng các quy ước trên một cách dễ dàng
thì sau đây, tôi xin giới thiệu tới các bạn
bộ gõ WinVNKey, có tích hợp kiểu gõ Tubinhtran-MS
– kiểu gõ Tiếng Việt có thể được cho
là nhanh nhất, và đó cũng là một lí do mà hôm
nay tôi viết bài này. Xin nói thêm rằng bạn cũng có
thể dùng bất kì bộ gõ nào như Unikey,…
để áp dụng các quy ước trên (với
điều kiện là phải nạp các quy ước
đó vào bộ gõ). Với bộ gõ WinVNKey, nó sẽ đảm nhận hết toàn
bộ các quy ước trên, bạn chỉ cần gõ theo
đúng quy tắc sẽ đạt được
kết quả rõ rệt (về số phím cần gõ và
dĩ nhiên là thời gian nữa). Như
vậy, tôi muốn bạn học thêm một kiểu gõ Tubinhtran-MS
này nữa, bởi kiểu gõ này có nhiều cải
tiến hơn so với các kiểu gõ truyền thống
như VNI, Telex, và mục đích của nó cũng chỉ
là để chúng ta “tốc ký” được chữ
Việt! Việc
học thêm một kiểu gõ mới không mấy khó
khăn, bạn chỉ việc đọc lướt qua
bảng bên dưới (có kèm ví dụ ngắn gọn) và
nắm các qui ước về dấu thanh cùng một
số trường hợp đặc biệt. Kiểu gõ Tubinhtran-MS
cùng với các kiểu gõ truyền thống. Xin được trích
lời của tác giả: Ưu
điểm của kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS là chỉ
gõ phím 1 lần để có các chữ :
â, ê, ô, ă, ư, ơ, đ. Về
dấu thanh : Dễ nhớ và thuận tiện. - Chọn phím
1, 2, 3, 4, 5 cho dấu: sắc, huyền, hỏi,
ngã, nặng. Để dễ nhớ vì nó theo thứ
tự ta đã học chữ quốc ngữ, lại
giống thứ tự của kiểu gõ VNI. Về
dấu phụ : Dễ nhớ và hợp
lý. - Phím 6 =
â (trên phím 6 có dấu ^ và số 6 khi lật qua thì
gần giống a, nhìn vào dễ nhớ là â). - Phím 7 =
ê (số 7 cũng gần giống ^ nên nhìn vào dễ
nhớ là ê). - Phím 8 =
ô (số 8 cũng gần giống o nên nhìn vào dễ
nhớ là ô). - Phím 9 =
ă (vì trên phím 9 có dấu trăng ( nên
nhìn vào dễ nhớ là ă). - Phím [ = ư và phím ] = ơ
(vì tần xuất “ư” cao hơn “ơ” trong tiếng
Việt. Chọn [ = ư hợp lý hơn vì phím
[ gần trung tâm bàn phím hơn) Tiếp
theo, tải WinVNKey về máy tính của bạn (chọn
một trong 2 lựa chọn bên dưới để
tải về) Khuyến
khích tải về bản ZIP, chỉ cần giải nén là
có thể sử dụng được. Sau đây là
hướng dẫn áp dụng cho bản ZIP, bản EXE làm
tương tự. Hướng
dẫn sử dụng bộ gõ WinVNKey Giải
nén file ZIP của bộ gõ WinVNKey
ta được thư
mục như sau: Mở thư
mục trên, mở tiếp thư mục con WinNT. Mở tập tin winvnkey.exe
để khởi
động bộ gõ WinVNKey. Lúc này xuất
hiện cửa sổ
bộ gõ WinVNKey. Tiếp
theo, tinh chỉnh bộ gõ với các lựa chọn
như hình bên dưới: Tiếp
tục nhấn vào dòng chữ Macro xanh, xuất hiện
cửa sổ, ta chọn mục 6. Cách Tubinhtran (có
dấu) Nhấn
nút (X)
để đóng cửa sổ, giờ đây chúng ta
đã hoàn tất mọi thứ và có thể áp dụng
những gì đã học được rồi. Ngay
bây giờ, hãy thay thế các bộ gõ mà bạn đang
sử dụng bằng WinVNKey, chỉ cần chạy
WinVNKey (WinVNKey còn tích hợp các kiểu gõ truyền
thống khác như VNI,Telex.. bạn không phải lo khi
muốn trở về với kiểu gõ quen thuộc
của mình), và lựa chọn kiểu gõ Tubinhtran-MS
bạn có thể gõ Tiếng Việt ở bất cứ
đâu theo phương pháp gõ tắt mới này, giúp
giảm thiểu số phím cần gõ so với thông
thường và tiết kiệm thời gian khi phải gõ
những đoạn văn bản Tiếng Việt dài lên
đến hàng chục trang…. và còn nhiều lợi ích mà nó
mang lại hơn nữa!! Mẹo nhỏ: Có thể chuyển chế
độ gõ Tiếng Việt sang chế độ gõ
Tiếng Anh một cách dễ dàng, đặc biệt khi
làm việc với các tài liệu có đan xen nội dung:
Thử làm một phép tính nhé Để
gõ được một đoạn văn Tiếng
Việt sau đây: Nằm
trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa
được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù
phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt,
hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn
còn chưa được biết và đang trong vòng tranh
cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi
nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn
bộ quần đảo Dùng kiểu gõ Telex Nawmf
trong Bieenr Ddoong, quaanf ddaor Truwowngf Sa dduwowcj bao quanh bowir
nhuwngx vungf ddanhs cas truf phus vaf giauf cos veef taif nguyeen daauf mor
vaf khis ddoots, hieenj vungf mowr roongj (dieenj tichs) cuar nos vaanx conf
chuwa dduwowcj bieets vaf ddang trong vongf tranh caix. Vieetj Nam, Ddaif
Loan vaf Trung Quoocs, mooix nuwowcs ddeeuf tuyeen boos chur quyeenr treen
toanf booj quaanf ddaor. 405
phím (bao gồm khoảng trắng). Dùng kiểu gõ Tubinhtran-MS N9m2
trog Bil3 D8g, q6l2 dao3 Tr[z2 Sa d[s5 bao qah b]i3
nh[g4 vug2 dah1 ca1 tru2 fu1 va2 jau2 co1 v72 tai2 ngyl z6u2 mo3 va2 ki1 d8t,
hil5 vug2 m]3 r8g5 (zil5 tik) cua3 no1 v6n4 con2 ch[a d[s5 bid va2 dag trog
vog2 trah cai4. Vid5 Nam, Dai2 Lol va2 Trug Qus, m8i4 n[s d7u2 tyl b81 chu3
qyl2 tr7n tol2 b85 q6l2 dao3 315
phím (bao gồm khoảng trắng). Ta
tiết kiệm được: 405 – 315 = 90 phím cần
gõ ~ (90 / 405)* 100% ≈ 22% số phím,
kiểu TELEX có số phím cần gõ nhiều hơn (so
sánh với kiểu VNI ta cũng đạt kết
quả tương tự). Sự
so sánh trên chỉ mang tính chất tương đối.
Với động cơ giúp người đọc có cái
nhìn khách quan hơn và tính khả thi mà kiểu gõ này mang
lại. Mong bạn đọc hãy xem nó ở góc độ
tham khảo thôi nhé! Lời cuối : Các
bạn thân mến, nói về vấn đề Tiếng
Việt – tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bản
thân tôi cũng gặp khá nhiều điều đáng
thất vọng, như việc “Anh hóa” Tiếng Việt,
một bộ phận người lạm dụng
tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác trong giao
tiếp hàng ngày, và việc làm đó khiến cho Tiếng
Việt của chúng ta mất đi vẻ trong sáng vốn
có của nó, khiến nó trở nên bị “thất
sủng” trong khi sự giao tiếp đơn thuần
là giữa người Việt và… người
Việt. Chúng
ta chỉ nên sử dụng ngoại ngữ trong những
trường hợp khó diễn đạt bằng
tiếng mẹ đẻ, hay khi vấn đề cần
nói/viết nằm trong một phạm trù đặc
biệt nào đó mà thôi, còn lại hãy luôn tận dụng
vốn tiếng Việt của chính bản thân. Tôi xin
kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhỏ về
chị tôi, có buổi chiều chị gái tôi nói chuyện
điện thoại với mẹ tôi :
“Con vừa đạt được target, tối nay team
con tổ chức party má ạ..”, mẹ tôi chỉ
biết ừm ừm rồi hỏi …. party
là gì?. Tôi vô ý nghe được và thấy buồn
lắm. Tôi biết không riêng gì chị tôi mà còn một
số người khác nữa cũng đã và đang
mắc phải tình trạng này. Thật tiếc thay!
Điều đó cũng thúc đẩy để tôi làm
một thứ gì đó để thỏa cái lòng “tôn
trọng” thứ tiếng mẹ đẻ của mình, và
là cũng là động lực chính để tôi viết
bài này. Tôi xin khẳng định phương pháp “Tốc
Ký Chữ Việt” mà tôi đề cập trong bài này là
cả quá trình được đúc kết lại
của nhiều người, trong nhiều năm liền
về vấn đề cải tiến chữ Quốc
Ngữ. Nó không giống như như ngôn ngữ teen, ngôn
ngữ chat mà chính là cách viết tắt của chúng ta, và
được số đông chấp nhận. Nó giúp
tăng tốc độ, tiết kiệm thời gian khi
đọc/viết Tiếng Việt, cá nhân tôi nghĩ
vậy đấy! Tôi hy vọng các bạn đọc
sẽ dành chút ít thời gian để suy nghĩ về
vấn đề mà tôi nói vừa rồi, mong nhận
được nhiều phản hồi từ phía các
bạn! “Nghiền
ngẫm 40 phút, sẽ tiết kiệm hơn 40% thời
gian gõ” – Trần Tư Bình. Đọc bài viết sau do Trần
Tư Bình – tác giả của bài “Tốc ký chữ
Việt” gợi ý nhằm giúp bạn nhuần nhuyễn
hơn cách “tốc ký” chữ Việt. (Còn
nữa) (Phần 2: Biến thể kiểu gõ
với phong cách của bạn…) Nguồn: http://esoftblog.com/2012/05/21/tubinhtran-ms-phuong-phap-go-tieng-viet-hieu-qua © Lãng Vân
(Hoàng Trọng Nghĩa). |
|
|