THAM LUẬN CỦA GIÁO SƯ HOÀNG TỤY

 

(Đọc tại Hội nghị bàn về “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ” được tổ chức tại Hà Nội, năm 1960. Lúc ấy, GS. Hoàng Tụy phụ trách ngành Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

 

 

Vài nét về GS. Hoàng Tụy

 

 

- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989.

- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lư thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).

- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đă tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "T́m tối ưu từ địa phương đến toàn cục”, được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đă có công tŕnh tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát”, nhân dịp ông tṛn 70 tuổi.

- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tṛn 80 tuổi.

 

Mục đích cải tiến chữ quốc ngữ là làm cho nó được khoa học hơn, tiện lợi hơn. Ở đây, tôi xin đứng về phương diện một người làm công tác khoa học tự nhiên góp vài ư kiến nhỏ về vấn đề này.

 

Chữ viết là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ để truyền đạt tư tưởng. Về phương diện đó, ta có thể xem nó là một mă (code). V́ vậy, vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ có liên quan nhiều đến ngành thông tin học là một ngành khoa học hiện nay đang phát triển rất nhanh. Ở các nước, đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu chữ viết dựa trên những thành tựu thông tin học hiện đại. Tôi nghĩ rằng những công tŕnh nghiên cứu theo hướng đó cũng sẽ rất bổ ích cho chúng ta.

 

Nguyên tắc xây dựng mă là phải tiết kiệm tín hiệu. Cần bao nhiêu tín hiệu th́ chỉ sử dụng bấy nhiêu thôi, nói chung càng ít càng tốt. Thực tế, không có lối chữ viết nào trên thế giới thực hiện được trịệt để nguyên tắc này.

 

Chẳng hạn, người ta đă chứng minh rằng quá 50% tổng số con chữ trong một bài văn viết bằng chữ Nga, Anh, Pháp hay Đức là thừa, nghĩa là có thể bỏ đi mà không hại ǵ đến ư nghĩa. Tỉ số con số thừa đó gọi là thặng dư. Thặng dư của mỗi một lối chữ viết một khác, thặng dư cao có nghĩa là có nhiều chỗ chưa hợp lư. Ví dụ trong chữ Anh, chữ Pháp, và cả chữ quốc ngữ của ta nữa, nhóm chữ phụ âm “qu” thừa con chữ u ; trong chữ quốc ngữ, các nhóm chữ phụ âm gh, ngh thừa con chữ h, các vần ức, ác, ấc, v.v… thừa dấu. Khi cải tiến chữ viết, nên cố gắng làm giảm thặng dư đó (¹) . Theo sự nghiên cứu khoa ngôn ngữ học toán học th́ thặng dư của một thứ chữ viết phụ thuộc hai số:

 

1.         Số H, gọi là en-trô-pi hay lượng thông tin trung b́nh của mỗi con chữ ;

2.         Số N, chỉ tổng số con chữ trong bộ chữ cái (alphabet) ,

      H    càng nhỏ th́ thặng dư càng to, có nghĩa là lối viết chữ ấy ít tiết kiệm, chưa được khoa học.

     N

Trong chữ Nga N = 31, chữ Anh, Pháp, Đức: N vào khoảng 26, 27, chữ quốc ngữ: N = 34 (²). C̣n H th́ khó tính hơn. Nếu không kể sự tương quan giữa các con chữ trong một bài văn, th́ giá trị của H trong các chũ viết là như sau: Nga 1,242, Pháp 1,200, Đức 1,233. Về chữ quốc ngữ, sự tính toán sơ bộ cho biết H vào khoảng 1,227. Như vậy  H/N của ta nhỏ hơn  H/N trong các chữ viết trên, nghĩa là về phương diện này chữ quốc ngữ chưa được tiết kiệm. Điều đó h́nh như trái với quan niệm thông thường của chúng ta, nên cần được giải thích. Do chữ quốc ngữ là lối viết thuần túy ghi âm, nên nó giản tiện, dễ học, dễ nhớ, song cách ghi âm của nó c̣n nhiều thiếu sót khiến cho thặng dư cao lên. Cách ghép các con chữ trong chữ quốc ngữ rất chặt, nếu biết một con chữ th́ nhiều khi con chữ sau chỉ có thể chọn trong một số hạn chế con chữ nào đó. Ví dụ sau con chữ r, chỉ có thể là một trong các con chữ a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, trong khi đó th́ ở chữ Anh, sau r có thể ghép hầu hết mọi con chữ. V́ lẽ đó, “độ bất định” trung b́nh của các con chữ trong chữ quốc ngữ bị hạ thấp, lượng thông tin trung b́nh H kém đi.

 

Như vậy có hai hướng làm tăng    H_  để do đó giảm thặng dư, là:

                                                   N

1)        Giảm N, tức giảm số con chữ trong bộ chữ cái.

2)        Tăng H, bằng cách bỏ các kư hiệu thừa và làm cho các con chữ kết hợp tự do hơn, bớt ràng buộc lẫn nhau.

 

Ngoài sự giảm thặng dư, c̣n phải chú ư nguyên tắc tần số, tức là: âm nào hay dùng th́ cách ghi âm phải gọn, càng hay dùng, càng phải gọn. Chữ quốc ngữ c̣n nhiều thiếu sót về phương diện này. Như âm “uyên” rất hay dùng (trong: huyên, tuyên, chuyện, truyền, khuyên, xuyên, suyễn, v.v…) th́ ghi dài, trái lại âm “oe” mặc dầu ít gặp, lại ghi ngắn hơn. Con chữ ê dùng nhiều (tần số 0,030, nghĩa là trung b́nh gặp 30 lần trong 1000 con chữ) th́ lại có dấu ^ , trong lúc con chữ e dùng ít (tần số 0,009) th́ lại không có dấu. Với đ (tần số 0,017) và d (tần số 0,006) (³) cũng vậy.

 

Đó là sơ lược một số vấn đề mà chúng tôi nghĩ cần chú ư khi nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ. Trong những bản tham luận trước, khi bênh vực cho lối viết này hay lối viết kia, một số vị đă gián tiếp hay trực tiếp nêu ra lư do tiết kiệm. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng tất nhiên thôi, v́ một lối chữ không tiết kiệm nhất định chưa thể xem là hoàn hảo được.

 

Bây giờ tôi xin dựa trên những nguyên tắcchung ở trên để phát biểu một số ư kiến cụ thể. Xin nói rằng không thể ngay một lúc mà giải quyết được mọi điều không hợp lư ở lối viết cũ, nhưng mỗi lần cải tiến cần nh́n xa hơn, và không v́ lẽ trước mắt chỉ có thể giải quyết một số điểm cấp bách mà không đặt và nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện. Trong những ư kiến dưới đây, tôi xin cố gắng đứng ở quan điểm đó.

 

1. Vấn đề các dấu thanh:  Các dấu thanh là một sự phiền phức rất lớn trong tiếng Việt. Các dấu ấy làm ta không viết nhanh được, làm tốn giấy quá nhiều (v́ khoảng cách các ḍng phải rộng ra), và cũng làm kém mỹ thuật các trang sách in. Tôi đề nghị tiến tới thay các dấu thanh bằng những kư hiệu đặt ở sau, chẳng hạn các kư hiệu: , כ, э, є, Ч, ℩, ~ . Như chú trọng th́ viết chutrongэ , nữa viết nua~ . Dấu để sau như vậy c̣n có tác dụng ngăn hai âm tiết, nên khi viết liền một số từ khỏi phải nhầm lẫn (nhưng nếu âm tiết trước viết không có dấu, th́ khi viết liền hai âm tiết cần dùng một kư hiệu, ví dụ b, để ngăn cách).

Theo ư chúng tôi, không nên dùng các chữ số rô-manh (roman) thay các dấu thanh, v́ rất dễ nhầm lẫn với các con số thật. C̣n nếu các kư hiệu trên bất tiện th́ cũng có thể dùng các con chữ thay các dấu thanh, chứ không nên câu nệ lắm. V́ con chữ cũng là một kư hiệu thôi.

 

Ngay trước mắt, đề nghị bỏ dấu sắc trong những trường hợp tự nó đă rơ (như trong các vần: uc, ut, up, ưc, ưt, ưp, ac, ach, ap, ăc, âc, ât, âp, ec, et, ết, êch, êp, ic, it, ich, ip, v.v…).

 

2. Vấn đề các dấu phụ: Cũng nên t́m các kư hiệu hay các con chữ đơn giản thay cho các con chữ ă, â, ô, ơ, ư. Ví dụ thay ư bằng y (hay Ы ). Điều cần hơn nữa là nên thay ê bằng e, thay e bằng một kư hiệu khác, như ε (hay є) , thay đ bằng d, thay d bằng một con chữ khác. Ví dụ điện sẽ viết là diẹn. Không nên dùng các con chữ ü, î,  û, v.v…, v́ như vậy là thêm dấu phụ.

 

3. Vấn đề một số con chữ như k, c, q, s, x,: Nên thay k bằng c (v́ tần số của c bằng 0,017, gần gấp 7 lần tần số của k (0.007), nếu thay c bằng k th́ sẽ đảo lộn quá nhiều, hơn nữa c viết dễ hơn k). Kh sẽ thay bằng k (bớt được con chữ h). Theo ư tôi, nên giữ con chữ q (ta đánh vần “quen”: quờ-en-quen), nhưng bỏ con chữ u sau q, nghĩa là quen, qui, quanh quẩn sẽ viết qen, qi, qanh qẩn.  

 

Nên nghiên cứu thay một số vần như uy bằng một con chữ thôi. Chẳng hạn thay uy bằng w hay y (nếu y không dùng để thay ư), để có thể viết uyên thành wen (nếu thay cả ê bằng e). Như vậy sẽ có tác dụng làm cho các chữ bớt ràng buộc với nhau, do đó giảm bớt thặng dư.

 

Ngoài ra, cũng nên dần dần thay x bằng s, và ngược lại s bằng x, để phù hợp hơn với cách dùng con chữ trong tiếng la-tinh (như Sta-lin, sinus có thể viết y như vậy).

 

4. Vấn đề thêm vần mới:  Tôi nghĩ rằng nên mạnh dạn thêm một số vần mới. Không những nên thêm các nhóm phụ âm đầu như st, sm, sn, br, cr, gr. bl, cl, v.v…, mà nên thêm cả vần cuối như as, ad, od, ah, ol, el, v.v… Nhưng tất nhiên cũng không nên lạm dụng. Như thế được cái lợi là dễ dịch âm các từ ngoại quốc (chung và riêng), nhất là những danh từ có tính chất quốc tế. Như acide sulfurique viết axit sulfuric, th́ giữ được cái dạng chữ quốc tế. Điều này rất tiện lợi cho những người nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, v́ thường xuyên họ phải tra cứu những tài liệu nước ngoài. Về phương diện tiết kiệm, nó cũng làm cho phạm vi kết hợp các con chữ được rộng răi hơn. Có thể sợ rằng nhân dân sẽ khó dùng các vần ấy, nhưng theo ư tôi, những danh từ khoa học kỹ thuật chỉ đụng chạm tới những người có một tŕnh độ văn hóa nhất định. Vả lại, cũng có thể dùng những biện pháp chuyển tiếp, như lúc đầu có thể dùng dấu phết, theo đề nghị của nhiều người (đáng lẽ al th́ viết al’, dấu phết thay cho chữ ơ đọc rất khẽ). Dù sao về vấn đề này ta cũng không nên câu nệ quá.

 

5. Vấn đề viết liền:  Tôi rất hoan nghênh chủ trương viết liền, v́ điều đó sẽ tăng thêm sự sáng sủa và chính xác trong câu viết _ một điều rất cần cho những người làm công tác khoa học, kỹ thuật. Ví dụ : “một vô cùng lớn”, “một vô cùng bé” là những danh từ thường gặp trong toán học, nếu viết liền thành “mộtvôcùnglớn”, “mộtvôcùngbé” th́ sẽ dễ hiểu hơn.

 

Trên đây vài ư kiến nhỏ của chúng tôi, để góp vào một công tác rất lớn, rất quan trọng, là việc cải tiến chữ quốc ngữ. Tôi chỉ mong qua bản tham luận này nhấn mạnh thêm một điều đă nói trong báo cáo: cần giải quyêt việc cải tiến chữ quốc ngữ trên cơ sở khoa học. Không nên dựa vào cảm tính, không nên quá dè dặt, câu nệ, nhưng cũng cần thận trọng. Tôi không có ư đề nghị thực hiện ngay những điều đă nêu lên ở trên v́ trong thực tế có nhiều vấn đề phức tạp, nhưng tôi nghĩ rằng cũng có những cái có thể và cần làm càng sớm càng tốt.

 

(Trích sách Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ , Nxb. Văn Hoá, Hà Nội, 1961, tr. 331 – 336).

 

______________

 

(¹)  Ở đây không nói tới một tác động tích cực nhất định của thặng dư gọi là tác dụng chống sự “xuyên tạc thông tin”.

(²)  a, ă, â, kể là 3 con chữ; các dấu thanh cũng kể như những con chữ.

(³)  Những tần số này chúng tôi (GS. Hoàng Tụy) đă xác định trong một thí nghiệm với ngót hai vạn chữ.

 

 

Email: Trần Tư B́nh

tubinhtran@gmail.com

 

Về Trang Chính

Ch Vit Nhanh