Hồn Trương Ba - Da hàng thịt

 

(Tự sự của một thầy toán nhưng nặng ḷng với văn chương, chữ nghĩa)

 

Đặng Thái Long​

 

 

 

https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t34.0-12/17858060_1894537364097841_1750301725_n.jpg?oh=7d8165f2c17b80a626c411408e4bf6f1&oe=58F4E2A6

 

Vài nét về nhà giáo Đặng Thái Long

Sinh năm 1949 tại Hà nội. Đă học ngành Sư phạm Toán, rồi dạy học ở các trường THPT cấp 3. Về hưu năm 2009.

 

 

Tôi là một thầy giáo toán. Ba từ “thầy giáo toán” đối với tôi là một định mệnh.

Chả là năm 1966, tôi tốt nghiệp THPT cấp 3 ở Hà Nội th́ nhà nước bắt đầu thí điểm không tổ chức thi tuyển vào đại học nữa mà xét tuyển thẳng theo khả năng học tập của học sinh. Chả hiểu sao tôi lại được (bị) gọi vào ngành sư phạm.

Ư muốn của tôi lúc đó là thi vào Bách khoa, (nhất Y, nh́ Dược, tạm được Bách khoa - tôi không thích thuốc men và bác sĩ nên chọn trường “tạm được” là bách khoa). Song lại “vớ” phải Sư phạm (chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm !!).

 

Có lẽ bởi tôi có điểm tổng kết môn Văn và Toán cùng là 5 (thang điểm theo Liên xô hồi đó điểm tương đương với điểm 10 bây giờ) và nước nhà khi đó đang thiếu đội ngũ giáo viên? nhưng tôi lại  không được gọi vào khoa Văn. Nếu được gọi vào SP văn, tôi đă thành thầy giáo văn và biết đâu sau đó, duyên nghiệp xui khiến, tôi đă chuyển sang ngành báo chí, một ngành mà tôi cũng rất thích. Tôi lại được chọn vào khoa Toán và trở thành thầy giáo toán.

Như vậy nghề dạy học của tôi là “da hàng thịt”, c̣n mơ mộng của tôi với nghề báo chính là “hồn Trương Ba”.

 

Từ khi về hưu (2009), tôi hay “lang thang trên phây” (nói theo cách dân dă). Tôi cũng là người yêu thích môn tốc kư. Điều này chắc thừa hưởng gen của bố tôi. Cụ đă từng mày ṃ sưu tầm tài liệu để tự học tốc kư tiếng Pháp.

Dưới đây là di bút của bố tôi mà tôi c̣n lưu giữ, khi ông đang tự học tốc kí tiếng Pháp (cụ học chơi cho vui chứ không c̣n mục đích ǵ khác).

https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t34.0-12/17857540_1894208304130747_1713369893_n.jpg?oh=520be8f76a4a2783de23f8b3a1e81cba&oe=58F49CD0

 

Một lần tôi bắt gặp bài “Tôc kư chữ Việt” trên trang mạng CHỮ VIỆT NHANH (CVN). Tôi mừng rỡ như gặp người quen nơi đất khách quê người và để tâm học theo và cảm thấy rất lư thú. Sau này tôi được biết công tŕnh này do anh Trần Tư B́nh khởi xướng và công bố. Từ đó giữa tôi và anh B́nh đă thiết lập một quan hệ thân thiết và tốt đẹp, dẫu “hai đứa ở hai đầu xa thẳm” (Việt nam - Úc đại lợi). Âu cũng là cái duyên!

 

Tôi thường tập viết CVN trên Fanpage Chữ Việt Nhanh (chủ yếu là viết các bài thơ yêu thích) và anh B́nh đều tận t́nh sửa lỗi và động viên tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này, Tuy nhiên tôi vẫn chỉ là một tay mơ, theo đuổi CVN một cách tài tử. 

 

Qua một thời gian làm quen với hệ thống CVN của anh Trần Tư B́nh, tôi rút ra được nhận định sau:

 

- MỤC ĐÍCH được đặt ra trong hệ thống này là giúp giảm thiểu tối đa số kí tự phải dùng cho người viết.

  

- YÊU CẦU là phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic, không được tuỳ tiện (chẳng hạn từ “không”, không thể lúc viết “ko”, lúc viết “khg”, v.v...)

 

Để đạt được mục đích và yêu cầu trên, anh Trần Tư B́nh đă dày công nghiên cứu một khối lượng tài liệu khổng lồ, đă tham vấn nhiều học giả như các ông Ts. Nguyễn-Vĩnh Tráng, Ts. Ngô Đ́nh Học ....

Tôi không biết công tŕnh CVN của anh Trần Tư B́nh đă ngốn của anh bao nhiêu thời gian nhưng tôi thực sự cảm phục ư chí và nghị lực cũng như ḷng say mê khoa học của anh.

 

Theo thiển ư của tôi th́ để đạt được mục đích “giảm thiểu tối đa các nét chữ trong khi viết (đánh máy), anh Trần Tư B́nh đă xử dụng các nguyên tắc sau:

 

  1) bỏ bớt chữ cái (hoặc bớt nét chữ trong những trường hợp có thể). 

  2) thay thế chữ cái. 

  3) vừa bỏ bớt vừa thay thế.

 

Sau đây ta lần lượt khảo sát từng trường hợp:

 

1) a. BỎ BỚT CHỮ CÁI:

 

Ta có:

- công = côg

- anh = ah

- quê = qê

- phở = fở

- khách = kak

- v.v...

 

Rất chặt chẽ, rất logic, không thể hiểu sang nghĩa khác sau khi cắt bỏ bớt chữ cái trong từ.

 

 b. BỎ BỚT NÉT TRONG CHỮ CÁI

 

Ta có:

- đu đủ = du dủ (đ được bỏ bớt nét gạch ngang).

- Nước non= Nươc non (dấu sắc đă được bỏ).

 

Rất tiện ích và hợp lư!

 

2) THAY THẾ CHỮ CÁI

 

Ta có:

- Dân = Zân

- Kĩ = Cĩ

- Khách= Kak

- v.v...

 

Có chút mắc ở đây là dùng 2 kí tự thay cho 2 kí tự, 3 kí tự thay cho 3 kí tự th́ “nhanh” ở đâu? Ấy là bởi v́ những kí tự được thay đă phải “lănh” một trách nhiệm khác: d dùng thay cho đ; k dùng thay kh (ở đầu từ), ch (ở cuối từ).  v.v...

 

          Rất thú vị!

 

3) BỎ BỚT kết hợp với THAY THẾ.

 

Ta có:  

- Luật = Lậd (bỏ u và thay t=d).

- Nuốt = Nud (bỏ ô và thay t=d).

- Thiêng = Thiz (bỏ cả cụm êng và thay = z).

- Hương = Hưz (bỏ cả cụm ơng và thay = z).

- Khiêu = Kiw (bỏ h và thay êu=w).

- v.v…

 

Thú thật, càng đi sâu t́m hiểu, tôi càng cảm phục óc sáng tạo và tư duy logic của anh Trần Tư B́nh. Anh đă ngụp lặn trong một hệ thống khá lộn xộn của ngôn ngữ Việt để đưa ra một ư tưởng mới, cách tân một cách khoa học đầy bổ ích và thú vị. (Chợt nhớ câu “phong ba băo táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt”).

 

Một lần tôi được anh Trần Tư B́nh giới thiệu thầy Nguyễn Vĩnh Tráng có một đề nghị là thay các phụ âm đầu ng, ngh = w. Tôi thấy đây quả là một ư nhỏ nhưng hiệu quả rất to: từ một từ có 7 chữ cái ta có thể đưa về một từ chỉ c̣n 3 chữ cái:

 

Nghiêng = Wiz.

         

Quả là thần t́nh!  Mục đích viết nhanh rất đạt!

 

Giờ ta hăy so sánh hiệu suất viết nhanh của mấy trường hợp điển h́nh sau trong cùng hệ thống CVN:

1/ Dân = Zân (hoà! 1 đổi 1)

          2/ Gia = Ja ( đă “có lăi”: 1 đổi 2)

          3/ Thương = Thưz (“lăi” nhiều: 1 đổi 3)

 

Từ đây, tôi chợt nảy ra một ư tưởng: có thể “có lăi” hơn nữa chăng?

 

Ư TƯỞNG: 

 

Như đă nói ở trên, tôi chỉ là một tay mơ trong môn CVN nên không dám đưa ra một kiến nghị ǵ to lớn mà chỉ dám nêu lên một ư tưởng nhỏ về một trường hợp có thể đổi bốn thành một chữ cái trong một từ: đó là vần ƯƠNG.

 

Tôi để ư thấy trong hai vần “ương” và “uông”, th́ vần ương có tần suất sử dụng cao hơn (và tuyệt nhiên không thấy các âm uong, ưong, uơng trong tiếng Việt.  Do đó, tôi đề nghị khi đứng cuối từ (hoặc đứng một ḿnh), ta thay thế tổ hợp “ương” bằng chữ z (nói cách khác, bỏ bớt chữ ư trong tổ hợp ưz của hệ thống CVN hiện hành).

 

Ta có:  

- thương = thz,

- hương = hz,

- chương = chz

- v.v...

 

Ta vẫn có thể dùng các dấu giọng sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng đánh lên trên chữ z (để đánh dấu mũ và các dấu giọng lên trên phụ âm z, ta có thể vào mạng Gate2Home, chọn "Vietnamese - Tiếng Việt" hoặc vào thẳng link sau: http://gate2home.com/Vietnamese-Keyboard ).

 

Sẽ xảy ra một vài chữ “lạ mắt” như sau:

- dương gian = zz jan

- ẩm ương = ẩm z.

 

Nhưng trước lạ sau quen, cái ǵ chả vậy!

 

Trên đây là một ư kiến nhỏ, rất nhỏ, tôi mạnh bạo đưa ra gọi là “góp cỗ ăn chung”. Rất mong các fan của CVN để mắt đọc và các bậc cao học góp ư. Cứ coi như “lời qê gop nhặt zôg zài”.

 

Nói thêm: Các trường hợp khác có liên quan tới chữ z như: ăz, âz, iz, oz, uz tôi không dám đề cập ở đây v́ chưa đủ kiến thức.

 

Trân trọng cám ơn anh Trần Tư B́nh đă động viên và tạo điều kiện rất nhiều cho tôi mạnh dạn nêu ư tưởng này .

 

Nhân đây xin mời quư vị đọc bài thơ có nhiều vần ương và cảm nhận khi áp dụng ương = z:

 

Tôi tặg cô em một vần z

Thêm thờ (th) em có chữ mến thz,

Thêm đê (đ) em thành đz̀ ngào ngọt,

Tâm hồn thanh thản hết vấn vz.

Nghĩ chi ba cái chuyện phi thz̀,

Chúng ḿnh chẳng mộng cái chức vz.

Thảm thê nếu trở thành danh tź

Thiên hạ bao nhiêu kẻ lót đz̀!

Thôi thôi ta trở lại đời thz̀

Sống như hoa cỏ toả ngàn hz.

Khoe sắc lung linh cho đời sź

Vui v́ đă được tặng vần “z”.

(sưu tầm).

 

Lưu ư: Để đánh dấu mũ và các dấu giọng lên trên phụ âm z, ta có thể vào mạng Gate2Home, chọn "Vietnamese - Tiếng Việt" hoặc vào thẳng link sau: http://gate2home.com/Vietnamese-Keyboard .

 

_______

 

Hà Nội, 11 tháng 4 năm 2017

ĐẶNG THÁI LONG

Facebook group: CHỮ & NGHĨA

Facebook: Dang Thai Long

 

 

© Tác giả: Đặng Thái Long

 

Tŕnh bày: Trần Tư B́nh (Email: tubinhtran@gmail.com, Web: Chữ Việt Nhanh)

 

 

 

Về Trang Chính

Ch Vit Nhanh