|
|
Gõ tốc ký chữ Việt
(Telex) Nguyễn Hải Hà (Bài
trên trang mạng Tốc ký www.tocky.vn của chính tác
giả, đăng ngày 27-7-2014) |
|
Mục
lục bài viết:
I. Phương pháp tốc ký chữ Việt kiểu
Haiha – Telex
II. Cài đặt phần mềm WinVNKey cho kiểu gõ
Haiha – Telex I. Phương
pháp tốc ký chữ Việt kiểu Haiha – Telex Bài này hướng dẫn gõ tắt các
từ đơn tiếng Việt một cách có hệ
thống. Chúng sẽ rất hữu ích cho việc gõ
văn bản trong Microsoft Office, trong việc chat trên
mạng. Chúng ta gõ tắt nhưng kết quả vẫn
được hiển thị đầy đủ
tiếng Việt trên máy tính. Các quy tắc cần nhớ: Các quy tắc này được cài
đặt dựa trên kiểu gõ Telex. Để tốc ký
thì kiểu gõ Telex sẽ nhanh hơn rất nhiều do các
ngón tay ít phải di chuyển lên hàng phím số. Tuy nhiên
vẫn có nhiều người đã quen với kiểu
gõ VNI. Cách cài đặt cho kiểu gõ VNI có thay đổi
chút ít. Xin tham khảo tại đây: gõ tốc ký theo
kiểu VNI. 1. Kiểu
gõ Telex: Xin nhắc lại một chút kiểu
gõ Telex được sử dụng để gõ tốc
ký: - Kiểu gõ Telex có ưu điểm là
không cần phải di chuyển tay lên hàng phím số
để bỏ dấu. - Các chữ â, ô, ê, đ được
gõ rất nhanh bằng cách nhấn một phím a, o, e, d hai
lần. 2. Phụ âm
đầu chữ: - Các phụ âm chỉ có một chữ
cái (ví dụ: b, c, k, v, t…) được gõ hoàn toàn theo cách
thông thường. - Các phụ âm có hai, ba chữ cái (ví
dụ th, kh, ng, ngh…) hay phải gõ 2 lần phím (chữ
đ) sẽ được gõ tắt như sau: Các quy tắc từ 7, 8 và 9 nếu
thấy không thuận tay thì bạn có thể không dùng,
tức ta vẫn nhấn 2 lần chữ d để
được ‘đ’, gõ 2 phím để được
‘ch’ và ‘nh’. 3. Dấu sắc
ở vần ngược: Các từ tận cùng bằng ‘c’ ‘t’ ‘p’
hay ‘ch’ có đặc điểm là chỉ có thể bỏ
dấu sắc hoặc dấu nặng và khi ta chưa
bỏ dấu thì nó đã được phát âm như
đã có dấu sắc. Do đó đối với
trường hợp dấu sắc ta sẽ không cần
bỏ dấu nữa. Ví dụ: băt chươc = bắt chước,
tach bạch = tách bạch, tiêp khach = tiếp khách… 4. Các vần bắt
đầu bằng ươ, uô: - Kí tự cuối cùng của các
vần bắt đầu bằng ươ sẽ là kí
tự dùng để viết tắt cho vần đó.
Chỉ cần một lần gõ phím ta đã thay thế
được cho một vần rất dài (ví dụ thông
thường vần ương phải gõ tới 5
đến 6 lần). - Hai lần kí tự đó ta
được vần bắt đầu bằng uô. Không
cần di chuyển ngón tay sẽ tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn. - Vần uôp không có trong các vần
của tiếng Việt nên ta dùng pp để thay cho
vần iêp. - Cách nhớ q và qq thay cho ươi
và uôi: ‘chữ q có cái đuôi ở dưới’. Ví dụ: - ,t lt wt = ướt
lướt thướt (lưu ý có dấu phẩy
trước chữ t trong ,t = ướt). - mnns = muốn,
đcj = được, wg = thương, jqf =
người, fc = trước. - con mnns đcj yêu wg hãy biết yêu wg jqf
khac fc = con muốn được yêu thương hãy
biết yêu thương người khác trước. 5. Các vần bắt
đầu bằng iê: - ‘i’ trong các vần iên, iêt, iêu, iêng
khi đứng một mình thì nó trở thành ‘y’. - Chữ ‘v’ lật ngược
lại thì trông giống chữ ‘n’. ‘v’
thay thế cho vần iên và yên. - Hai lần chữ ‘v’ ta
được vần iêm. - ‘v’ là yên, do đó ‘uv’ là uyên. - ‘z’ thay cho vần iêt và yêt, cách
nhớ zz = giết. - Hai lần chữ ‘z’ ta
được vần iêc. - ‘z’ là yêt, do đó ‘uz’ là uyêt. - ‘ii’ thay cho iêu và ‘ig’ thay cho iêng:
chắc chắn không quá khó nhớ rồi. Ví dụ: - ,i wg = yêu thương, wig lig = thiêng
liêng, tigs Vzj = tiếng Việt - tôi ,ii tigs nc tôi = tôi yêu tiếng
nước tôi - con mnns đcj ,ii wg
hãy bz ,ii wg jqf khac fc = con muốn được yêu
thương hãy biết yêu thương người khác
trước. 6. Các vần kết
thúc bằng ng: - Các chữ số 0..9
được dùng để mã hóa toàn bộ các vần
kết thúc bằng ‘ng’ giúp cho các vần thông dụng này
chỉ cần gõ bằng một phím. - ‘0’ thay cho vần ông: Cách nhớ
‘vần ông trong chữ không’. - ‘9’ thay cho vần ong: Cách nhớ
‘số 9 cạnh số 0, vần ong cạnh vần ông’ ‘o9’ sẽ thay cho vần oong. - ‘7’ thay cho vần ưng: Cách
nhớ ‘số 7 giống cái móc của chữ ư’. - ‘8’ thay cho vần ương: Cách
nhớ ‘7 là ưng, 8 là ương’. - ‘6’ thay cho vần âng: Cách nhớ
‘trên số 6 có cái mũ ^ giống cái mũ của chữ
â’ ‘u6’ sẽ thay cho vần uâng. - ‘5’ thay cho vần ang: Cách nhớ
‘số 5 gần số 6, vần ang gần vần âng ‘o5’ sẽ thay cho vần oang. - ‘4’ thay cho vần ung: Cách nhớ
‘số 4 viết giống chữ u’. - ‘3’ thay cho vần eng: Cách nhớ
‘chữ E giống như số 3 viết ngược
lại’. - ‘2’ thay cho vần ăng: Cách
nhớ ‘chưa nghĩ ra, đành cố nhớ vậy’ ‘o2’ sẽ thay cho vần oăng. - Vần oang, uâng có tần suất
xuất hiện cũng khá cao nên được ưu tiên
thêm một cách mã hóa nữa lần lượt là og và ug.
Cách mã hóa này cũng dễ nhớ như vần ig = iêng.
Bạn có thể chọn cách nào cũng được.
Khuyến khích dùng og và ug. - Vần ương và uông cũng có
2 cách mã hóa. Tuy nhiên đối với từ ngưỡng,
ngượng bạn phải gõ là j8x và j8j vì nếu gõ jg
bạn sẽ được ngg (do j thay ng) và ta sẽ
được chữ nuông. Khuyến khích dùng g và gg
trừ 2 từ ngưỡng và ngượng. - Hai vần oong và oăng có tần
suất xuất hiện nhỏ nên an
phận với cách mã hóa o9 và o2. 7. Các vần kết
thúc bằng nh, ch: - Các mã hóa cho 10 vần ở trên khá
tự nhiên nên không có gì khó nhớ. - Không có vần enh, onh, unh cũng
như ech, och, uch. - Vần ach có 2 cách mã hóa, ‘k’ và ak.
Khuyến khích dùng ‘k’. Ví dụ: ck m5j = cách mạng. - Vần anh không mã hóa bằng h
được do bị trùng kí tự với phụ âm th,
kh, ngh. 8. Các vần 2
chữ cái bắt đầu bằng ă, â, ê, ư,
ơ, ô: - Chữ ă trong các vần ăc,
ăt, ăp… được ưu tiên 2 cách mã hóa, bằng
số 2 hoặc chữ w. Hai phím 2 và w nằm gần nhau
trên bàn phím. Khuyến khích dùng w vì không phải chuyển tay
lên hàng phím số. Tuy nhiên các từ bắt đầu
bằng th, do mã hóa th=w, nên khi gõ w nữa sẽ bị
lặp phím. Vậy nên hãy gõ w2r w2ns = thẳng thắn, còn w2nf
lwnf = thằn lằn nhé. Bạn còn nhớ 2=ăng không ? - Chữ â trong các vần âc, ât, âp…
chỉ có một cách mã hóa là số 6. Tuy nhiên dù không dùng
số 6 thay cho â thì tốc độ cũng không giảm
bao nhiêu vì ta gõ lặp aa được â cũng rất
nhanh. Khuyến khích dùng cả 2 cách. Tuy nhiên đối
với những người có thói quen/sở thích gõ bàn
phím bằng một tay thì số 6 lại tiện hơn do
nằm ở trung tâm bàn phím. Bạn cũng chưa quên
6=âng đâu nhỉ? - Tương tự như â, ê
cũng được mã hóa bởi số 3 mặc dù gõ
lặp ee được ê cũng rất nhanh rồi. À, 3
= eng thì để số 3 thay cho ê nhé. - Cũng tương tự như â
ê, ô cũng được mã hóa bởi số 0 mặc dù
gõ lặp oo được ô cũng rất nhanh rồi.
Vậy, 0 = ông thì để số 0 thay cho ô nhé. - Các vần ưc, ưt… mặc
định được gõ là [c, [t… Tuy nhiên do phím [ hơi xa nên nhấn hơi với. Dùng 7
thay cho [ để đưa chữ
ư lại gần hơn. Dùng hay không tùy bạn. Nhớ
7=ưng nhé. - Tương tự cho các vần
bắt đầu bằng ơ, số 8 được
dùng để đưa ơ lại gần trung tâm
hơn. Bạn có thể nhớ 8=ương để
nhớ cách mã hóa này. 9. Các vần
bắt đầu bằng oa, oă: - Bốn quy tắc đầu
thoạt nhìn bạn nghĩ ngay là làm sao mà có thể
nhớ được. Hãy nhìn vào bàn phím. Khi bạn
định gõ vần oan, bạn có thấy phím n nằm sát
phím b không? Tương tự vần oam, m nằm rất
sát l; vần oac, c nằm sát x và vần oat, t nằm sát r. - Nhớ được các vần
oan, oam, oac, oat rồi thì các vần oăn, oăm, oăc,
oăt là chuyện nhỏ. - Ví dụ: khb h0f = khoan hồng, bwn
khbb = băn khoăn, v3t jlj s6u hlls = vết ngoạm sâu
hoắm 10. Các vần còn lại: - Trong các vần còn lại này
bạn nhớ thêm 2 vần uân và uât lần lượt
được mã hóa là uu và s. - Các vần uây, ươu, uyt, uya,
oai, oay đề xuất gõ tắt hơn như trên.
Nếu các bạn nhớ thì tốt, còn nếu không thì
cũng không cần thiết lắm vì các vần này ít
xuất hiện, hoặc có mã hóa thì cũng không rút gọn
được nhiều. - Các vần oao, oen, oét, oeo
đề xuất không cần mã hóa. Trên đây giới thiệu cách mã hóa
tốc ký kiểu Haiha – Telex. Bạn hãy tham khảo
phần hướng dẫn “Cài đặt tốc ký phần
mềm WinVNKey cho kiểu gõ Haiha – Telex” dưới đây để
sử dụng nhé. II. Cài đặt phần
mềm WinVNKey cho kiểu gõ Haiha – Telex Hướng dẫn này sẽ giúp
bạn hiểu rõ kiểu gõ “Haiha-Telex” được cài đặt
trên nền phần mềm WinVNKey (http://winvnkey.sf,net) như thế nào.
Đây là một phần mềm đa năng, cho phép tự
cài đặt nhiều kiểu gõ khác nhau. Bạn hoàn toàn
có thể hiệu chỉnh kiểu gõ này cho phù hợp
hơn với từng cá nhân. Tác giả sẽ không yêu cầu bạn
phải tự tay cài đặt từng bước
một kiểu gõ “Haiha – Telex”. Đã có một tô “mì ăn liền” ở cuối bài viết này.
Bạn hoàn toàn có thể download và sử dụng
được ngay. Tuy nhiên tác giả vẫn khuyến
khích bạn đọc qua một lượt cách mà kiểu
gõ này đã được cài đặt. Nó sẽ giúp
bạn hiệu chỉnh kiểu gõ cho phù hợp với
bản thân cũng như gỡ một số lỗi có
thể xảy ra trong quá trình sử dụng. 1. Khởi
động chương trình Đây là màn hình chính khi chạy
chương trình WinVNKey. Kiểu gõ “Haiha – Telex”
được hiệu chỉnh chút ít từ kiểu gõ
Telex. Bạn nhấp chuột phải vào chữ “Kiểu
gõ” để xem “Haiha – Telex” được cài đặt
thế nào nhé. 2. Cài
đặt kiểu gõ và thay thế phụ âm đầu
chữ Sau khi chọn kiểu gõ “19. Haiha – Telex”
và nhấn chuột trái vào chữ “Kiểu gõ” ta
được bảng sau: Bạn sẽ thấy cách cài
đặt kiểu gõ hoàn toàn không khác gì so với kiểu
gõ Telex thông thường. Ý tưởng chủ đạo
của tác giả khi đề xuất kiểu gõ Haiha –
Telex là không làm bạn phải thay đổi cách bạn
làm việc với bàn phím. Bạn vẫn “gõ theo cách
của bạn”, kiểu gõ này sẽ hỗ trợ bạn
tăng tốc độ gõ từ Việt và hỗ
trợ gõ hỗn hợp Anh/ Việt nhưng vẫn
giảm thiểu tối đa “hiệu ứng phụ”,
tức là hạn chế xuất ra những ký tự không
mong muốn. Tuy nhiên tác
giả cũng có đôi chút đề xuất về thay
đổi kiểu gõ Telex ở đây để nếu
bạn thấy thuận tiện thì áp dụng: - Đề xuất gõ “uu”
thay cho “uw” để được “ư”. Tác giả
đã thử và nhận thấy WinVNKey đã lường
trước và hỗ trợ việc này. Chúng ta sẽ
không gặp phải vấn đề trong khi gõ vần “ưu”
trong bưu điện (=buuu ddvj), nghỉ hưu (=jir huuu)
hay lưu luyến (=luuu luvs). - Nếu gõ “uu” được “ư” là khá nhanh rồi
tác giả cũng đề xuất đưa chữ “ơ”
lại gần phím “P” hơn để ngón út đỡ
phải với quá xa. Cụ thể là bạn hãy lấy ký
tự “[“ thay cho “ơ” nhé. - Hiện ta đang dùng “uu” thay vần “uân”. Nếu
bạn dùng “uu” thay “ư” rồi thì có thể dùng “â” (gõ 2
lần a) để thay vần “uân”. Ví dụ gõ “xâ”
rồi gõ dấu cách (hoặc bất kỳ dấu phân
tách từ nào) sẽ được “xuân”. Muốn gõ
“tuấn” thì sau khi gõ “tâ” bạn gõ thêm “s” để
được “tuấn”. Tiếp tục kéo thanh cuộn
xuống phía dưới, phần đổi phím thành
phụ âm kép. Ở đây ta dùng j thay ng, p thay ph, w
thay th, f thay tr. Còn các phụ âm gi, qu, ngh, gh ta sẽ dùng
chức năng tự thay thế của WinVNKey như sau: Chọn “Cách kết hợp dấu”,
rồi trong mục 2. Tự động biến
đổi chữ, mục A ta chọn 1, 3a và 5a. Đến đây chắc chắn
bạn sẽ hỏi tác giả tại sao không dùng luôn
mục 2 và 4. Tác giả cũng xin có một số
diễn giải luôn tại đây: Tại sao không dùng “c” thay “k”,
để k thay “kh”, tiết kiệm 1 phím gõ khi có “kh”: Ví dụ đối với phụ âm
đầu chữ, ở một số kiểu gõ tắt,
chữ ‘c’ thường được thay cho ‘k’ và dùng ‘k’
để thay cho ‘kh’ (tiết kiệm 1 lần gõ phím)
dựa theo quy tắc sau: -
Chữ ‘k’ luôn đi trước các nguyên âm ‘i’ ‘e’ hay
‘ê’ -
Chữ ‘c’ luôn đi trước các nguyên âm còn
lại như ‘a’ ‘ă’ ‘â’ ‘o’ ‘ô’ ‘ơ’… -
Do đó ‘c’ được thay cho ‘k’ để
“để dành” ‘k’ cho việc gõ tắt chữ ‘kh’. -
Ví dụ: ‘cà cê’ = ‘cà kê’, ‘cỉ luật’ = ‘kỉ
luật’ (gõ ‘c’ để được ‘k’) -
và ‘kông kí’ = ‘không khí’, ‘kó kăn’ = ‘khó khăn’ (gõ ‘k’
để được ‘kh’) Ở cách gõ tắt “Haiha – Telex” đang
được giới thiệu, tác giả không muốn
để tiết kiệm 1 phím gõ mà làm thay đổi cách
ngón tay làm việc của bạn từ xưa đến
nay. Thật khó khi gõ ‘ciến’ để được
‘kiến’ và gõ ‘kiến’ để được
‘khiến’. Tuy nhiên, nếu bạn muốn, các bạn hoàn
toàn có thể hiệu chỉnh theo ý của mình. Tại sao không dùng “f” thay “ph” mà
lại dùng “p” thay “ph” Về nguyên tắc thì hoàn toàn có thể
được. Nhưng khi dùng “f” thay “ph” thì ta lại
dư ra “p”. Dùng p thay cho bất kỳ phụ âm kép nào trong
tr, ch, th… thì đều thiếu tự nhiên. Vậy
kiểu gõ “Haiha – Telex” đề xuất “p” thay “ph”, còn “f”
thì thay cho “tr”, “ch”, “nh”… đều được. “tr” dễ nhớ nhất vì có dấu
gạch ngang giống chữ f. Bạn hãy tự cài đặt các
mục 7, 8, 9 cho mình nếu như bạn không phải
sử dụng các phím trừ (-), chia (/) và dấu nháy (‘)
khá thường xuyên. 3. Cài
đặt tự bỏ dấu sắc ở vần
ngược Các từ tận cùng bằng ‘c’ ‘t’ ‘p’
hay ‘ch’ có đặc điểm là chỉ có thể bỏ
dấu sắc hoặc dấu nặng và khi ta chưa
bỏ dấu thì nó đã được phát âm như
đã có dấu sắc. Do đó đối với
trường hợp dấu sắc ta sẽ không cần
bỏ dấu nữa. Cách cài đặt là chọn “Cách
kết hợp dấu”, rồi trong mục “4. Sửa
vần”, chọn 2a. 4. Cài
đặt tự động biến đổi vần Việc cài đặt phần này
hơi chút phức tạp nhưng bù lại giải
quyết được rất nhiều vần Việt
thông dụng chỉ cần một ký tự là có thể
thay thế được cho nó. Phần cài đặt
gồm 2 phần: -
Cài đặt cho các vần được thay
thế bởi chỉ một ký tự đơn. -
Cài đặt cho các vần được thay
thế bởi hai ký tự. Ta sẽ nói về phần cài
đặt cho các vần được thay thế
bởi hai ký tự trước. Bạn hãy chọn
“Macro”, phần “4. Vần Lười”, chọn “8a. Cách
HaiHa – Telex” để xem cách cài đặt: Và có thể nhấn nút “Biên soạn”
để biết thêm chi tiết về cách cài đặt
cũng như việc bổ sung hiệu chỉnh dữ
liệu hiện có. Như vậy cách gõ như sau: Gõ “chgg”
sẽ lập tức bung ra “chuông”, gõ thêm
“f” để được “chuồng” hay thêm “j”
để được “chuộng”. Bây giờ là phần cài đặt
cho các vần được thay thế bởi chỉ
một ký tự đơn. Với các vần
được thay thế bởi chỉ một ký tự
đơn, khi gõ ký tự đơn đó xong ta không cho nó
bung ngay mà chờ nhập ký tự phân tách từ. Ví dụ
“kh0” + dấu cách sẽ bung ra “không”. Bạn cũng có thể nhấn nút
“Biên soạn” phía dưới để xem cách cài
đặt chi tiết hơn. Vậy khi muốn gõ chữ “khống”
thì gõ thế nào? Câu trả lời là tác giả đã cài
đặt cụm chữ “0s” như là một vần
được thay thế bởi 2 ký tự đơn.
Bởi vậy khi bạn gõ “kh0” thì chưa có gì xảy ra
(chưa bung), nhưng khi gõ thêm “s” thì sẽ
được “khống” ngay. 5. Một
số cài đặt hiệu chỉnh khác Như đã cài đặt ở trên,
WinVNKey sẽ tự động chuyển sang “ngh” khi ta
đã gõ “ng” rồi gõ nguyên âm “i” hoặc “e”. Tuy nhiên khi gõ
chữ “nghiên” ta gõ là “ng” sau đó gõ “v” nên WinVNKey không
biết để chuyển giúp ta thành “ngh”. Do đó ta
sẽ dùng chức năng “Sửa lỗi tự
động” của Macro “Tự bung cấp 2” như hình
dưới. Một số từ thường
gặp cũng được tác giả đề
xuất đưa vào phần “Từ lười” như
sau: Gõ 2 lần “d” để
được “được”, 2 lần “b” để
được “biết”, 2 lần “mm” để
được “muốn”, 2 lần “n” để
được “nhất”… Trên đây là phần trình bày cách
thiết lập kiểu gõ “Haiha – Telex” trên phần mềm
WinVNKey. Tất nhiên, như đã nói ở trên, các bạn
không phải tự tay làm từ đầu. Xin mời
thưởng thức tô “mì ăn liền” mà tác giả
đã nấu sẵn để mời bạn ngay
dưới đây: Download
phần mềm WinVNKey có tích hợp kiểu gõ Haiha – Telex Nguồn: http://tocky.vn/category/toc-ky-chu-viet-telex/ © Nguyễn
Hải Hà. |
|
|