|
|
Cảm nghĩ về Chữ Việt Nhanh Nhiều tác giả |
|
Liên tiếp trong ba tháng 11, 12 năm 2014, và
tháng 1 năm 2015, trang mạng Chữ Việt Nhanh phối
hợp với Diễn đàn Tinh Tế mỗi tháng
tổ chức một cuộc thi trực tuyến có
thưởng về tốc ký Chữ Việt Nhanh. -
Giải
thưởng ba cuộc thi tổng cộng là 90 triệu
đồng vn. -
Giải
thưởng mỗi cuộc thi là 30 triệu đồng
vn (chia ra ba giải: hạng nhất 15 triệu, hạng
nhì 10 triệu, hạng ba 5 triệu Danh sách những người đoạt các
giải thưởng: Cuộc thi thứ Nhất 1)
Ông
TRIỆU VĂN LAI 2)
Anh
NGUYỄN HOÀNG VIỆT 3)
Anh
TRẦN SĨ HOÀ Cuộc thi thứ Nhì 1)
Anh
HUỲNH TRỌNG NGHĨA 2)
Cô
TRƯƠNG THỊ BÍCH TUYỀN 3)
Anh
TRIỆU ANH MINH Cuộc thi thứ Ba 1)
Cô
TRỊNH THỊ MỸ THƯƠNG 2)
Cô CHU
CẨM TÚ LINH 3)
Anh
ĐINH VĂN DŨNG Sau đây là cảm nghĩ của những
người tham gia thi và đã đoạt các giải
thưởng trong các cuộc thi nói trên I.
CUỘC THI TỐC KÝ CHỮ VIỆT NHANH LẦN THỨ
NHÂT 1. Cảm nghĩ của
người đoạt giải nhất, ông TRIỆU VĂN LAI: Nhà giáo Triệu
Văn Lai nhận hoa chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo 20/11. THẦY GIÁO 69 TUỔI SAY MÊ KHÁM PHÁ TỐC
KÝ CHỮ VIỆT NHANH Ông Lai chia sẻ: “Tôi là một nhà giáo hưu trí nhưng vẫn
thường nhận soạn các giáo án, tài liệu tham khảo
giảng dạy cho học sinh. Có những ngày, tôi phải
gõ vài chục trang giấy, rất mất thời gian và mỏi
mắt. Do vậy, con trai tôi đã lên mạng (Diễn
đàn tinhte.vn) tìm hiểu, rồi tình cờ được
biết về cộng đồng Chữ Việt Nhanh do
anh Trần Tư Bình sáng lập, đang phổ biến và
tổ chức cuộc thi tốc ký Chữ Việt Nhanh. Thấy hay, lại có thể ứng dụng cho việc
rút ngắn thời gian gõ văn bản của mình nên tôi
đã cùng con trai tìm hiểu và tham gia cuộc thi. Xin chân
thành cảm ơn các anh Trần Tư Bình, Ngô Đình Học,
cùng Ban tổ chức cuộc thi đã mang đến một
phương pháp gõ tốc ký giản tiện mà lại có
‘phần thưởng lớn’ mang về.” Về những khó khăn ban đầu
khi mới làm quen với phương pháp Chữ Việt
Nhanh, ông kể: “Lúc mới làm
quen, thực sự tôi thấy... khá nản vì có quá nhiều
quy ước. Nhưng được sự động
viên của con trai, cùng việc tìm hiểu sâu thêm về các
nguyên lý cơ bản, tôi thấy các quy ước không phải
được đặt ra một cách ngẫu nhiên mà
đều có cơ sở khoa học. Liệu phương pháp Chữ Việt
Nhanh có giúp ông tiết kiệm được thời gian
một cách đáng kể khi soạn bài? Và ông đề nghị: “Theo tôi, hiện nay chưa có
nhiều người biết đến và tham gia vào cộng
đồng Chữ Việt Nhanh nên rất cần sự
giới thiệu, quảng bá sâu rộng hơn nữa của
Nhóm. Bản thân tôi cũng đã giới thiệu với
các đồng nghiệp, anh em của mình cùng nghiên cứu
để ứng dụng vào công việc. Bước
đầu khá khả quan: mọi người đều
rất hào hứng quan tâm, dù cũng có khó khăn một
chút do phải thay đổi thói quen gõ máy tính suốt nhiều
năm nay.” Ông nói thêm: “Một
số người bảo tôi: Lỡ gõ cái này quen, đến
lúc phải gõ theo cách thông thường lại lẫn lộn
hết cả. Tôi cũng chưa biết nói với họ
thế nào trong trường hợp ấy, nhưng tôi
nghĩ đơn giản có những người rành vài
ba thứ tiếng mà có bao giờ sợ nói nhầm tiếng
này sang tiếng khác đâu.” (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở đây). 2. Cảm nghĩ của người
đoạt giải nhì, anh NGUYỄN HOÀNG VIỆT SẴN
SÀNG THAM GIA QUẢNG BÁ TRONG CỘNG ĐỒNG “Mình biết
được phương pháp CVN chính là từ cuộc
thi tốc ký CVN, do một số bạn bè làm báo CNTT chia sẻ
trên mạng xã hội. (Nguồn:
Xin xem đường dẫn ở
đây). 3. Cảm nghĩ của người
đoạt giải ba, anh TRẦN SĨ HÒA
t hay. Sau
khi thực hành các nguyên tắc và tham gia cuộc thi CVN thứ
nhất, tôi càng thấy những quy tắc ấy
tương đối dễ nhớ vì có tính lô-gích. Ngoài
ra, khi áp dụng vào thực tế, những nguyên tắc
đó có tính hiệu quả rất cao, giúp người sử
dụng thao tác tốc ký nhanh hơn mà vẫn giữ
được đúng nội dung cần truyền tải
trọn vẹn trong tiếng Việt. Tôi
học chuyên về kỹ thuật nên không nắm sâu về
ngôn ngữ học, vì vậy không dám đưa ra đề
xuất gì thêm về phương pháp CVN. Nhận xét chung của
tôi là: phương pháp này tương đối dễ tiếp
thu, phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ trong
giới trẻ ngày nay, nên cần được phổ
biến rộng rãi hơn để giúp cho giới trẻ
vừa có thể sử dụng ngôn ngữ một cách ngắn
gọn, sáng tạo nhưng vẫn giữ được
nội dung cần truyền tải một cách thuần Việt
nhất. Cũng
vì vậy, tôi rất muốn giới thiệu
phương pháp CVN đến với nhiều người,
để cùng ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu
quả cao, qua những cách làm sau: (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở đây). II.
CUỘC THI TỐC KÝ CHỮ VIỆT NHANH LẦN THỨ
NHÌ 1. Cảm nghĩ của người
đoạt giải nhất, anh HUỲNH TRỌNG NGHĨA ƯU
TIÊN QUẢNG BÁ CHỮ VIỆT NHANH Ở MỘT SỐ
ĐẠI HỌC "Cách
đây khoảng bốn năm, trong một lần tìm
đọc truyện trên trang Việt Nam Thư Quán (vnthuquan.net), Nghĩa có dạo quanh diễn
đàn của trang này và bắt gặp bài viết
"Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt"
được đánh dấu trong chuyên mục Đánh máy
truyện cho thư viện. Khi đọc
qua bài viết trên, Nghĩa rất thích và cảm nhận rằng
có thể sử dụng được ngay. Lúc ấy,
Nghĩa đang là sinh viên năm nhất, phải học
các môn đại cương, chính trị nên đã áp dụng
phần nào phương pháp này trong lúc ghi chép bài vở. Về
sau, một trang blog tin học mới ra đời có kêu gọi
cộng tác viết bài, Nghĩa đã tham gia và mạnh dạn
giới thiệu phương pháp này để mở màn
bài viết đầu tay của mình. Cũng nhờ
đó, Nghĩa đã có cơ hội giao lưu qua lại
với tác giả của phương pháp tốc ký Chữ
Việt Nhanh (CVN) - bác Trần Tư Bình, hiện đang
sinh sống và làm việc ở Úc. Phương pháp CVN
đã được tác giả xây dựng và phát triển
dựa trên nhiều ý kiến đóng góp trong các tham luận,
hội nghị về cải tiến chữ quốc ngữ
trước đó, nên một số cách viết tắt
đã có từ lâu và chắc chắn không xa lạ với
bất kỳ ai. (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở đây). 2. Cảm nghĩ của người
đoạt giải nhì, cô TRƯƠNG THỊ BÍCH TUYỀN CHỮ VIỆT NHANH: AI CŨNG CÓ THỂ HIỂU VÀ ÁP DỤNG Cô Trương Thị Bích Tuyền, 22 tuổi, công nhân
KCS ở Công ty Điện tử SaigonTec, Khu Công nghiệp
VSIP2, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương -
người vừa đoạt giải Nhì, trị giá 10
triệu đồng, trong cuộc thi Tốc ký Chữ Việt
Nhanh lần thứ nhì, chia sẻ: “Mình tham gia cuộc
thi tốc ký Chữ Việt Nhanh (CVN) và may mắn
nhận được giải thưởng là nhờ
người chị giới thiệu cuộc thi này trên Facebook, và
được chị dạy cách tốc ký để dự thi. Mình đã làm quen với tốc ký CVN từ khi vừa bắt đầu cuộc
thi thứ nhất, nhưng
vì bận việc quá nên đã bỏ lở không tham gia
được. Ở cuộc thi thứ nhì, mình đã
tranh thủ thời gian để tham gia và may mắn là
người trúng giải. Với mình, tốc ký CVN cũng khá hay,
giúp mình học được một cách viết mới
giúp tiết kiệm thời gian khi nhắn tin cho bạn
bè. Trước giờ, bạn bè nhắn tin thì cứ viết
tắt tuỳ thích, nhiều lúc đọc tin nhắn
đôi khi không hiểu gì. Còn với tốc ký CVN, mình học
được cách viết tắt có quy ước mà ai từng
biết đều có thể dể dàng hiểu và áp dụng
nó vào cuộc sống”. (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở
đây). 3. Cảm nghĩ của người
đoạt giải ba, anh TRIỆU ANH MINH 2015: MONG CHỮ
VIỆT NHANH ĐẾN VỚI HÀ NỘI Anh Triệu
Anh Minh, 35 tuổi, hiện công tác ở Phòng Nghiên cứu
& Phát triển Sản phẩm, Ngân hàng Dầu khí Toàn
Cầu - người vừa đoạt giải Ba,
trị giá 5 triệu đồng, trong cuộc thi Tốc
ký Chữ Việt Nhanh lần thứ nhì, chia sẻ: “Với công
việc là nhà nghiên cứu phát triển sản phẩm –
dịch vụ cho ngân hàng: thời gian tôi phải ngồi
trên máy tính cũng như lên mạng để xử lý,
tìm kiếm thông tin chiếm một phần không nhỏ
trong cuộc sống. Trong
quá trình tìm kiếm một giải pháp hiệu quả
hơn để thay thế/bổ sung cho giải pháp
sử dụng tính năng Autocorrect để gõ tắt các
cụm từ thường dùng trên Microsoft Word, tôi tình
cờ biết đến Chữ Việt Nhanh (CVN) và sự
kiện ba cuộc thi trực tuyến thông qua Diễn
đàn tinhte.vn Thoạt
đầu, bạn bè và đồng nghiệp
được tôi giới thiệu đều không tin
phương pháp CVN. Thêm nữa, hầu hết
người miền Bắc từ lâu vốn quen gõ
tiếng Việt theo kiểu Telex nên cũng ít ai
để tâm nhiều lắm tới CVN, chỉ... tham gia
cho vui. Thế mà may mắn sao, ông cụ nhà tôi (Triệu
Văn Lai) lại đạt giải Nhất trong cuộc
thi đầu tiên. Nhiều người đọc báo,
biết tin đều gọi điện chúc mừng
cụ và tò mò về mạng CVN. Từ đó, đã có
một số người tỏ ra say mê và hăng hái tham
gia cuộc thi thứ nhì cùng tôi. Hiểu
và áp dụng được quy tắc CVN để tham
gia làm bài thi thì không khó. Nhưng để vận dụng
được hiệu quả vào công việc hàng ngày thì
bước đầu cũng khá chật vật, do đa
số người miền Bắc không quen với cách
bỏ dấu kiểu CVN, cũng như giao diện
phức tạp của WinVNKey. Để dung hòa, tôi
chọn cách tự cài các quy tắc tốc ký CVN vào các
định nghĩa Autocorrect của MS-Word. Hiện nay, tôi
khá hài lòng với giải pháp này, và việc áp dụng CVN
đã giúp tôi tiết kiệm trung bình trên 30% thời gian gõ
phím. Tóm
lại, tôi thấy hầu như chưa có nhiều
người ở miền Bắc nói chung, và người
Hà Nội nói riêng, được biết và tiếp
cận với phương pháp tốc ký này. Chúng tôi
rất mong muốn trong năm 2015, Ban tổ chức
sẽ tiếp tục quảng bá CVN hơn nữa,
nhất là trong các đối tượng là công chức, nhân
viên văn phòng, học sinh – sinh viên,… Đồng
thời, với tư cách là những người biết
đến và tham gia từ sớm các các cuộc thi do CVN
tổ chức, chúng tôi cũng sẽ luôn tích cực tham gia chia sẻ tới
bạn bè, đồng nghiệp của mình để
tạo nên một cộng đồng người sử
dụng CVN lớn mạnh hơn. Trân
trọng cảm ơn Ban Tổ chức CVN”. (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở
đây). III.
CUỘC THI TỐC KÝ CHỮ VIỆT NHANH LẦN THỨ BA 1. Cảm nghĩ của
người đoạt giải Nhất, cô TRỊNH THỊ
MỸ THƯƠNG ĐẨY MẠNH VIỆC QUẢNG
BÁ CHỮ VIỆT NHANH TRÊN FACEBOOK Bạn Trịnh Thị Mỹ Thương, 21 tuổi, sinh viên năm thứ ba trường Cao đẳng Công Thương Tp.HCM, đang thực tập ở Công ty may X28, đoạt giải Nhất cuộc thi Tốc ký Chữ
Việt Nhanh lần thứ ba trên mạng, chia sẻ: “Thuở đầu ở cuộc thi lần thứ nhất, do chưa có sách hay sổ tay giới thiệu
phương pháp mà phải đọc trên mạng nên việc tra cứu tài liệu để
làm bài thi rất khó khăn. Hơn nữa, lúc ấy Mỹ Thương chỉ
mới biết về Chữ Việt Nhanh, chưa tìm hiểu sâu xa về phương pháp
này. Từ lúc ngấp nghé biết
về Chữ Việt Nhanh, Mỹ Thương đã nhận ra có những quy tắc mà từ lâu mình đã áp dụng, dù chưa biết tới phương pháp tốc ký ấy, như đổi phụ âm đầu chữ và cuối chữ. Giờ
đây khi đã quen, Mỹ
Thương lại còn tiết kiệm
nhiều chữ hơn khi viết, nhờ áp dụng phương pháp khá trọn vẹn. Khi giới thiệu Chữ Việt Nhanh với các bạn trẻ, cần chú ý chỉ
rõ lợi ích thực tế của phương pháp, để các bạn thấy gần gũi hơn nữa và thấy được sự đột
phá của phương pháp so với cách viết/gõ thông
thường, nhờ kết hợp
với kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS ở
bộ gõ WinVNKey. Mỹ Thương rất sẵn
lòng tham gia các buổi giới thiệu phương pháp tốc
ký Chữ Việt Nhanh. Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh việc quảng bá trên mạng
xã hội Facebook, vì vừa không tốn kém mà lại rất hiệu quả trong , việc chia sẻ các sự kiện liên quan đến Chữ
Việt Nhanh để mọi người biết đến”. (Nguồn: Xin xem
đường dẫn ở
đây). 2. Cảm nghĩ của
người đoạt giải Nhì, cô CHU CẨM TÚ LINH NÊN
ĐẨY MẠNH VIỆC GIỚI THIỆU WINVNKEY Bạn
Chu Cẩm Tú Linh, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai trường
Đại học Công nghệ Thông tin
TP.HCM – người vừa
đoạt giải Nhì cuộc thi trên mạng về Chữ
Viết Nhanh – chia sẻ: “Trường mình có một
diễn đàn để mọi sinh viên tham gia trao đổi,
trên đó có lần mình đọc được một bài viết của
anh Huỳnh Trọng Nghĩa viết về Chữ Việt Nhanh. Tò mò, mình vào đọc thử,
thấy phương pháp này thật sự rất có ích, rồi mình quyết định học thuộc các quy ước để áp dụng
luôn. Sau đó, khi tìm các bài viết liên quan về phương pháp này trên
các trang mạng, càng tìm hiểu mình càng cảm thấy phục
chú Trần Tư Bình trong công việc tìm hiểu và tham khảo
nhiều nguồn thông tin để cho ra quy ước tốc
ký thống nhất, có tính hệ thống
và dễ nhớ. Đặc biệt, ba cuộc thi về Chữ Việt Nhanh vào cuối
năm 2014 và 2015, với khoản giải thưởng
khá lớn, chắc chắn sẽ
góp phần làm phương pháp tốc ký này được biết tới nhiều hơn. Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại gần đây, chú Trần Tư Bình có gợi ý sắp tới, mình tham gia các sự kiện
quảng bá Chữ Việt Nhanh ra cộng đồng. Mình thực sự rất hứng
khởi và sẽ tham gia vào các sự kiện đó, khi có điều kiện về thời gian. Về WinVNKey, bộ gõ này sử dụng
tốt mọi phím trên bàn phím để có thể tạo dấu, hoặc gõ tắt cho văn bản.
Ngoài ra, còn có macro “Từ lười” giúp mình gõ tắt
thêm nữa, khiến mình rất thích. Ở giao diện chính của WinVNKey, mình hay thêm nhiều
“Từ lười” vào để đỡ việc gõ. Các phần giao diện, tuỳ chọn
đã rất ổn và có liên kết chặt chẽ với
nhau, có cả phần tự sửa chính tả nữa, phần
tuỳ chọn cũng rất là phong phú. Tuy bộ gõ WinVNKey cùng cách gõ dấu Tubinhtran-MS được ủng hộ nhưng chưa thực sự phổ biến lắm, khiến những ai chưa hiểu rõ tính đa năng của nó thì không muốn dùng, hay thậm chí chưa hề nghe nhắc tới. Theo mình, tác giả bộ gõ WinVNKey nên đưa nó lên nhiều
trang web có lượng truy cập nhiều hơn, và nên triển khai nhiều hơn các hoạt
động để được nhiều người thật sự biết đến”. (Nguồn: Xin xem đường dẫn
ở
đây). 3. Cảm
nghĩ của người đoạt giải Ba, anh
ĐINH VĂN DŨNG HỢP VỚI MÃ PHP HƠN, SO VỚI KIỂU GÕ TELEX Bạn Đinh
Văn Dũng, 24 tuổi, kỹ sư
quản lý đô thị,
hiện
ở Nghệ An, Giải Ba cuộc thi Chữ Việt
Nhanh trên mạng lần thứ ba vào cuối tháng 1/2015 –
chia xẻ: “Mình hay vào
Diễn đàn Tinh Tế (tinhte.vn)
để tìm hiểu thông tin. Một hôm, thấy Tinh
Tế giới thiệu Chữ Việt Nhanh, mình muốn biết cách làm việc
của bộ gõ WinVNKey, xem tại sao lại được
nói là: "gõ tắt mà bung ra chữ Việt trọn
vẹn". Mình đã muốn tham
gia cuộc thi ngay từ lần đầu nhưng do bận
việc gia đình nên không làm bài thi được.
Cũng khá trớ trêu là khi mình quyết tâm tham gia cuộc
thi lần thứ nhất thì laptop của
mình hỏng card màn
hình. Lúc lấy máy về để tham gia cuộc thi thứ
nhì thì lại
gặp lúc… mạng đứt.
Đến cuộc thi thứ ba, hình như cũng trùng dịp cáp
quang lại đứt. Chắc do… cái duyên. :D Khi làm quen với tốc
ký Chữ Việt Nhanh, khó nhất là phải nhanh chóng nhớ
nhiều quy ước, sau đó phải thay đổi
thói quen gõ phím. Mình thường gõ dấu kiểu Telex, mà
muốn dùng Chữ Việt Nhanh thì phải chuyển sang
dùng kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS dựa trên nền kiểu
gõ VNI. Với các quy ước,
mình phải tập bằng cách… chia đôi màn hình. Một
bên là đoạn văn đã được chuyển
sang kiểu gõ tắt đã được hướng dẫn,
chia sẻ. Bên còn lại dùng để gõ mà đối chiếu.
Thay đổi thói quen thường rất khó, nên mình phải
mất gần một tuần để tập. Giờ
thì đỡ hơn, mình tự dịch, tự gõ. Thời gian đầu
thì tốc độ chậm hơn kiểu gõ đầy
đủ do chưa quen, nhưng giờ thì tốc độ
đã được cải thiện. Nhưng vẫn phải
vừa gõ vừa dịch, chưa hình thành được
kỹ năng gõ tắt, nên ắt sẽ phải luyện
dài dài. Giờ khi chat với các bạn, mình đều dùng
phương pháp gõ tắt để luyện gõ. :D Mình hay làm web, nên thấy
phương pháp này phù hợp với việc mã hoá PHP,
không cần phải chuyển đổi ngôn ngữ tiếng
Anh tiếng Việt như hồi gõ Telex nữa. Bao giờ Chữ Việt Nhanh tổ chức offline, nhất định
mình sẽ sắp xếp thời gian tham
gia. Tuy nhiên, hiện mình đang ở Nghệ An, chưa biết
ra Tết có đi Hà Nội hay không. Nếu
ở gần nơi offline, mình sẽ tham gia nhiệt tình. Về việc cải tiến
phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh, mình có vài
đề nghị như sau: - Thêm gõ tắt bằng chữ w. - Thay đổi z và d cho nhau: Hiện
nay, để hiện chữ "D", ta cần
gõ chữ "Z", hiện "Đ" ta cần gõ
"D". Thế là phải hai lần nhớ, sao không giữ
nguyên "D", chỉ thay "Đ" bằng
"Z". Vậy là rút bớt
được một quy
ước. Hiện nay, bằng
phương pháp đầy đủ, nếu ta gõ dấu
sai, có thể gõ "z" để hủy dấu. Nhưng
nếu là phương pháp Chữ
Việt Nhanh thì ta lại không có phím huỷ dấu,
hay sửa lại từ gõ sai.” (Nguồn: Xin xem đường dẫn ở
đây). ©
Trần Tư Bình (Email: tubinhtran@gmail.com, Web: Chữ Việt Nhanh). |
|
|